Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích
Câu 2: Trang 135- sgk Ngữ văn 10 tập 1
Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích sau:
(1)
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(2)
Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.
(3)
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(4)
Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ
(5)
Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay đã trôi mất
Bài làm:
(1) Phép ẩn dụ: " lửa lựu" chỉ màu hoa lựu nở đỏ như lửa, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt cảnh vật mùa hè
(2) Phép ẩn dụ:" thứ văn nghệ ngòn ngọt", " sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật"," tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại" qua đó thể hiện sự lãng mạn, thoát li hiện thực của văn chương.
(3) Phép ẩn dụ:" giọt long lanh" thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân … Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại qua đó thể hiện sức sống của mùa xuân mãnh liện tràn đầy.
(4) Phép ẩn dụ:" thác" chỉ những khó khăn trở ngại và phép ẩn dụ :" thuyền" chỉ ý chí, nghị lực của con người
(5) Phép ẩn dụ:" phù du" để chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích; phép ẩn dụ:"phù sa" : chất màu mỡ, ẩn dụ chỉ cuộc sống có ích.
Xem thêm bài viết khác
- Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì
- Soạn văn bài: Đọc Tiểu Thanh kí
- Nội dung chính bài Đọc Tiểu Thanh kí
- Các dạng bài văn viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào.
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
- Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng
- Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
- Anh chị cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân dân nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?