Trắc nghiệm công dân 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ
- A. thủ công.
- B. cơ khí.
- C. tự động hoá.
- D. tiên tiến.
Câu 2: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?
- A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
- B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển
- C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
- D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Câu 3: Để xây dựng một cơ cầu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần
- A. chuyển dịch lao động.
- B. chuyển dịch cơ cầu kinh tế.
- C. chuyển đổi mô hình sản xuất.
- D. chuyển đổi hình thức kinh doanh
Câu 4: Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì
- A. công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa.
- B. các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này.
- C. nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác.
- D. đó là nhu cầu của xã hội
Câu 5: Một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là
- A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội
- B. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
- C. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước
Câu 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tác dụng
- A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- B. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội
- C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
- D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Câu 7: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
- A. Thế kỷ VII
- B. Thế kỷ XVIII
- C. Thế kỷ XIX
- D. Thế kỷ XX
Câu 8: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu
- A. lao động.
- B. ngành nghề.
- C. vùng, lãnh thổ.
- D. dân số
Câu 9: Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là
- A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- C. phát huy nguồn nhân lực.
- D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Câu 10: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ hai ứng dụng vào lĩnh vực nào?
- A. Sản xuất
- B. Kinh doanh. dịch vụ
- C. Quản lý kinh tế, xã hội
- D. Cả a, b, c đúng
Câu 11: Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất?
- A. Thành phần kinh tế.
- B. Ngành kinh tế.
- C. Vùng kinh tế.
- D. Lĩnh vực kinh tế.
Câu 12: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
- A. một số mặt.
- B. to lớn và toàn điện.
- C. thiết thực và hiệu quả.
- D. toàn diện.
Câu 13: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
- A. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần tự nghiên cứu, xây dựng.
- B. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.
- C. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu, xây dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.
- D. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần đầu tư cho xây dựng.
Câu 14: Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thể hiện nội dung nào dưới đây?
- A. Tính tất yếu khách quan.
- B. Tính to lớn toàn diện.
- C. Ý nghĩa của công nghiệp hoá.
- D. Tác dụng của công nghiệp hoá.
Câu 15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyến đổi từ cơ cấu kinh tế
- A. lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí
- B. lạc hậu, có hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả hợp lí.
- C. lạc hậu, kém hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, hợp lí.
- D. lạc hậu, hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả bất hợp lí.
Câu 16: Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kĩ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới nên nước ta tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thể hiện nội dung nào dưới đây?
- A. Tính tất yếu khách quan.
- B. Tính to lớn toàn diện.
- C. Ý nghĩa của công nghiệp hoá.
- D. Tác dụng của công nghiệp hoá
Câu 17: Một trong những tác dụng to lớn của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là nội dung nào sau đây?
- A. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
- B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế.
- C. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
- D. Phát triển nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 18: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
- A. Kinh tê nông nghiệp
- B. Kinh tế hiện đại.
- C. Kinh tế tri thức.
- D. Kinh tế thị trường.
Câu 19: Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá là sự lựa chọn nội dung nào sau đây?
- A. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cải cách về công nghệ.
- B. Các nước trên thế giới liên minh thành nhóm, khối về mọi mặt.
- C. Tránh sự tụt hậu, rút ngắn thời gian để hiện đại hoá mọi mặt.
- D. Tạo ra động lực cạnh tranh cho các loại hàng hoá.
Câu 20: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đi từ cơ cấu kinh tế
- A. nông nghiệp —> nông, công nghiệp —> công, nông nghiệp, dịch vụ.
- B. nông nghiệp —> công, nông nghiệp, dịch vụ —> nông, công nghiệp.
- C. công, nông nghiệp, dịch vụ — nông nghiệp —> nông nghiệp, dịch vụ.
- D. công, nông nghiệp, dịch vụ —> nông, công nghiệp —> nông nghiệp
Câu 21: Gia đình ông A trồng lúa là ngành chính để sinh sống. Ông A vừa chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hồ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suật lúa của ông A đạt rất cao. Theo em, ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
- A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
- C. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
- D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
Câu 22: Gia đình H có 15 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh H đã mua camera để theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu H cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?
- A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.
- B. Phát triển mạnh mẽ khoa học Kĩ thuật.
- C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
- D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.
Trắc nghiệm công dân 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P3)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 12: Chính sách tài nguyên bảo vệ môi trường (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 12: Chính sách tài nguyên bảo vệ môi trường (P2)