Trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm

  • A. 1995
  • B. 1996
  • C. 1997
  • D. 1998

Câu 2: Việt Nam không là thành viên của tổ chức nào dưới đây?

  • A. FAO
  • B. EU
  • C. WTO
  • D. WHO

Câu 3: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây ?

  • A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
  • B. Tổ chức Thương mại Thế giới
  • C. Tổ chức Y tế Thế giới
  • D. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

Câu 4: Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm

  • A. 1990
  • B. 1995
  • C. 1997
  • D. 2000

Câu 5: Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là

  • A. Thu hút vốn nước ngoài, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến
  • B. Xây dụng và bảo vệ Tổ quốc
  • C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế
  • D. Đưa nước ta hội nhập với thế giới

Câu 6: Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là

  • A. Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng
  • B. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng
  • C. Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh
  • D. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ

Câu 7: nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc?

  • A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc
  • B. Sức mạnh của khoa học và công nghệ
  • C. Sức mạnh của hệ thống chính trị
  • D. Sức mạnh của quân sự

Câu 8: Yếu tố có ý nghĩa quyết định sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc là ?

  • A. Sức mạnh dân tộc
  • B. Sức mạnh thời đại
  • C. Sức mạnh của Đảng và Nhà nước
  • D. Sức mạnh của quốc phòng, an ninh

Câu 9: Việc làm nào dưới đây không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Đăng kí nghĩa vụ khi đến tuổi
  • B. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
  • C. Tham gia tập luyện quân sự ở trường học
  • D. Tham gia tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư

Câu 10: Kết hợp kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh là

  • A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • B. Các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá Nhà nước
  • C. Nước ta xây dựng chủ nghĩa sã hội
  • D. Các thế lực đang thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình”

Câu 11: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng và an ninh là biểu hiện của

  • A. Kết hợp kinh tế - xã hội với lực lượng quốc phòng
  • B. Kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh nhân dân
  • C. Kết hợp kinh tế - xã hội với thế trận an ninh
  • D. Kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh, quốc phòng

Câu 12: Anh B tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh tại nơi cư trú. Điều này thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

  • A. Nêu cáo tinnh thần cảnh giác trước mọi thủ đoạn của kẻ thù
  • B. Xây dựng khố đại đoàn kết toàn dân
  • C. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • D. Sẵn sàng tham gia các hoạt động an ninh và quốc phòng

Câu 13: Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình pahir thực hiện đăng lí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia điình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào?

  • A. Chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự
  • B. Nên cho con đi học để không phải tham gia nghĩa vụ quân sự
  • C. Gặp ban chỉ huy quân sự huyện giúp đỡ
  • D. Không đăng kí nghĩa vụ quân sự

Câu 14: Anh trai của T có giấy gọi nhập ngũ, nhưng bố mẹ của T không muốn con đi bộ đội nên đã bàn với nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Biết được điều này, T nên ứng xử theo cách nào dưới đây để thực hiện trách nhiệm công dân của mình?

  • A. Coi như không biết vì đây là việc của bố mẹ
  • B. Nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân
  • C. Đồng ý với việc làm đó của bố mẹ
  • D. Tìm cách ngăn cản việc làm của bố mẹ

Câu 15: Đảng và Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các dĩ tích lịch sử, di sản văn hóa của đất nước là việc làm thể hiện

  • A. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
  • B. Tạo điều kiện để nhân dân được tham gia các hoạt động văn hóa
  • C. Giữ nguyên các di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
  • D. Bảo vệ những gì thuộc về dân tộc

Câu 16: Hành vi nào dưới đây không thực hiện đúng chính sách văn hóa?

  • A. Tổ chức các lễ hội truyền thống
  • B. Bảo tồn, tu bổ các di tích lịch sử
  • C. Phá bỏ đình chùa, đền miếu
  • D. Tổ chức lễ hội Hùng Vương hàng năm

Câu 17: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

  • A. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
  • B. Vịnh Hạ Long
  • C. Phố cổ Hội An
  • D. Cố đô Huế

Câu 18: Di sản văn hóa phi vật thể nào dưới đây ở nước ta hiện nay đã được UNESCO vinh danh

  • A. Hát xoan
  • B. Hát chèo
  • C. Múa rối nước
  • D. Hát cải lương

Câu 19: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải

  • A. Giữ nguyên các truyển thống của dân tộc
  • B. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
  • C. Ngăn chặn sự xâm phạm văn hóa của các nước
  • D. Tiếp thu các nền văn hóa của nhân loại

Câu 20: Di sản văn hóa vật thể nào dưới đây ở nước ta hiện nay đã được UNESCO vinh danh?

  • A. Văn hóa Quốc Tử Giám
  • B. Di tích Hoàng thành Thăng Long
  • C. Khu di tích Phố Hiến
  • D. Cố đô Hoa Lư

Câu 21: Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng của chính sách văn hóa ở nước ta?

  • A. Tiếp thu di sản văn hóa nhân loại
  • B. Tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại
  • C. Tiếp thu truyền thống văn hóa nhân loại
  • D. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Câu 22: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa

  • A. Chứa đựng tinh thần yêu nước và tiến bộ
  • B. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc
  • C. Nhằm mục tiêu tất cả vì con người
  • D. Chứa đựng nội dung chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 23: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

  • A. Phá bỏ những di sản văn hóa cũ
  • B. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ
  • C. Sưu tầm di vật, cổ vật
  • D. Mua bán, trao đổi trái phép bảo vật quốc gia

Câu 24: Hoạt động nào dưới đây thể hiện chính sách văn hóa?

  • A. Vận động học sinh vùng sâu, vùng xa đến trường
  • B. Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
  • C. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em
  • D. Sáng chế công cụ sản xuất

Câu 25: Tổ chức lễ hội Đến Hùng hang năm là việc làm thể hiện

  • A. Kế thừa, phát huy long yêu nước của dân tộc
  • B. Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc
  • C. Bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc
  • D. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân

Câu 26: Nhà nước đổi mới cơ chê quản lí khoa học và công nghệ là nhằm

  • A. Khai thác mọi tiêm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận
  • B. Tạo thị trường cho khoa học công nghệ phát triển
  • C. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng về khoa học và công nghệ
  • D. Nâng cao trình độ quản lí của hoạt động khoa học và công nghệ

Câu 27: Để xây dựng tiền năng khoa học và công nghệ, Nhà nước coi trọng việc

  • A. Nâng cao chất lượng, tăng số lượng đội ngũ cán bộ khoa học
  • B. Đổi mới khoa học và công nghệ
  • C. Hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thì hành Luật Sở hữu trí tuệ
  • D. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

Câu 28: Đảng và Nhà nước ta xác định vai trò của khoa học và công nghệ là

  • A. Tiền đề để phát triển kinh tế đất nước
  • B. Điều kiện cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • C. Nhân tố phát huy nguồn nhân lực của đất nước
  • D. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước

Câu 29: Để có thị trường cho khoa học và công nghệ, nước ta phải:

  • A. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
  • B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
  • C. Đầu tư ngân sách của Nhà nước vào khoa học và công nghệ
  • D. Huy động các nguồn lực để phát triển khoa học và công nghệ

Câu 30: Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây?

  • A. Chấm dứt tình trạng khái thác rừng bừa bãi
  • B. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng
  • C. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả
  • D. Mở rộng diện tích rừng

Câu 31: Địa phương A huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Việc làm này nhằm

  • A. Xây dựng tinh thần đoàn kết
  • B. Xây dựng nếp sống văn minh, dân chủ
  • C. Phát huy sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường
  • D. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường

Câu 32: Hiện nay, một số hộ dân sống ở miền núi rẻo cao đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép trong những chiếc lồng, cũi sắt để làm cảnh. Nếu em gặp cảnh tượng trên , em sẽ làm gì ?

  • A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn
  • B. Khuyên họ chăm sóc chúng thật tốt
  • C. Khuyên họ mang nộp cho cơ quan kiểm lâm
  • D. Thu mua chúng để kinh doanh

Câu 33: Giả sử em là giám đốc công ty hóa chất X, mà chất thải do công ty em sản xuất ra rất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu đầu tư hệ thống xử lí chất thải thì sẽ làm giảm lợi nhuận, em chọn cách xử lí nào dưới đây?

  • A. Chấm dứt sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường
  • B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
  • C. Vẫn tiếp tục sản xuất, không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường
  • D. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải nhưng không hoạt động

Câu 34 :Nếu phát hiện một cơ sở sản xuất ở địa phương có hành vi xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, em sẽ

  • A. Thông báo cho nhân dân địa phương biết việc làm của cơ sở sản xuất
  • B. Thông báo cho chính quyền địa phương
  • C. Nói cho bố mẹ biết
  • D. Coi như không biết việc làm đó của cơ sở sản xuất

Câu 35 : Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?

  • A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định
  • B. Không quan tâm vì đố là việc của nhà trường
  • C. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt
  • D. Báo với công an

Câu 36:Giả sử em nhìn thấy một ô tô đang vận chyển động vật quý hiếm đi tieu thụ, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?

  • A. Không quan tâm vì đó là việc của cơ quan kiểm lâm
  • B. Báo với cơ quan kiểm lâm
  • C. Lặng lẽ theo dõi việc làm của họ
  • D. Ngăn chặn không cho họ vận chuyển

Câu 37: Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sauk hi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em nhận xét gì về việc làm đó?

  • A. Là việc làm bình thường không cần quan tâm
  • B. Là việc làm cần được khuyến lhichs vì có ý thức bảo vệ môi trường
  • C. Là việc làm thực hiện đúng quy điịnh về vệ sinh nơi công cộng
  • D. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường

Câu 38: Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào?

  • A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn
  • B. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí
  • C. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều
  • D. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm

Câu 39: Để giải quyết việc làm, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp

  • A. Tạo ra nhiều việc làm mới
  • B. Tạo ra nhiều sản phẩm
  • C. Tăng thu nhập cho người lao động
  • D. Bảo vệ người lao động

Câu 40: Biện pháp nào dưới đây là thực hiện chính sách giải quyết việc làm?

  • A. Mở rộng các hình tức trợ giúp người nghèo
  • B. Mở rộng hệ thống trường lớp
  • C. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí
  • D. Nâng cao trình độ người lao động
Xem đáp án
  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021