Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P1)

119 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai (Pháp) nhằm:

  • A. kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
  • B. bàn cách đối phó chống lại Liên Xô.
  • C. bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở châu Áu.
  • D. bàn cách hợp tác về quân sự.

Câu 2: Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước thắng trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:

  • A. Tổ chức Liên hợp quốc.
  • B. Hội Quốc liên.
  • C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
  • D. Hội Tư bản.

Câu 3: Trật tự thế gIới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là:

  • A. Trật tự hai cực l-an-ta.
  • B. trật tự đa cực.
  • C. Trật tự Véc-xai - Oasinhtơn.
  • D. trật tự hai cực.

Câu 4: Trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm nào:

  • A. Sau khí Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
  • B. Sau khí Chiến tranh thể giới thứ hai kết thúc.
  • C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
  • D. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

Câu 5: Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

  • A. Trật tự đa cực
  • B. Trật tự Oasinhtơn
  • C. Trật tự Vécxai
  • D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Câu 6: Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
  • B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
  • C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản
  • D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

Câu 7: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là

  • A. Hội Ái hữu
  • B. Hội Quốc xã
  • C. Hội Quốc liên
  • D. Hội Đoàn kết

Câu 8: Tổ chức chính trị mạng tính quốc tế đầu tiên có sự tham gia của

  • A. 41 nước
  • B. 42 nước
  • C. 43 nước
  • D. 44 nước

Câu 9: Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Tổ chức Liên hợp quốc.
  • B. Hội Quốc liên.
  • C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
  • D. Hội Liên hiệp tư bản.

Câu 10: Những nước nào đạt được nhiều lợi ích nhất theo Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn?

  • A. Anh, Pháp, Mi, Ba Lan.
  • B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.
  • C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.
  • D. Mĩ, Pháp, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vec-xai và Oa-sinh-tơn để kí kết các hiệp ước nhằm:

  • A. phân chia quyền lợi.
  • B. phân chia quyền lợi chính trị.
  • C. thiết lập các tổ chức quân sự.
  • D. bàn cách hợp tác về quân sự.

Câu 12: Quan hệ giữa các nước tư bản trong Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì:

  • A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
  • B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
  • C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.
  • D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.

Câu 13: Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?

  • A. Duy trì một trật tự thế giới mới.
  • B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
  • C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
  • D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận.

Câu 14: Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là

  • A. Duy trì trật tự thế giới mới
  • B. Tăng cường an ninh giữa các nước
  • C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế
  • D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước

Câu 15: Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

  • A. Xã hội
  • B. Kinh tế
  • C. Văn hóa
  • D. Chính trị

Câu 16: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Đức
  • D. Mĩ

Câu 17: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tê thể giới 1929 -1933?

  • A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.
  • B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
  • C. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
  • D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.

Câu 18: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là:

  • A. Mĩ - Anh - Đức và Nhật - Ÿ - Pháp.
  • B. Mĩ - Ý - Nhật và Anh - Pháp - Đức.
  • C. Mĩ - Anh - Pháp và Đức - Ý - Nhật.
  • D. Đức - Áo - Hung - Ý và Anh - Pháp - Nga.

Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào?

  • A. Pari ( 1919-1920) và Luân Đôn (1920 – 1921)
  • B. Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922)
  • C. Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)
  • D. Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922)

Câu 20: Những năm 1924 - 1929, được xem là thời kì hoàng kim nhất của nước nào trong hệ thống tư bản chủ nghĩa?

  • A. Nước Anh
  • B. Nước Mỹ
  • C. Nước Đức
  • D. Nước Nhật
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội