Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

45 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

  • a. triều đình nhà Lê suy yếu, rối loạn. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém
  • b. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.
  • c. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.
  • d. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.

Câu 2: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?

  • a. khủng hoảng suy vong
  • b. phát triển ổn định
  • c. phát triển đến đỉnh cao
  • d. phát triển không ổn định

Câu 3: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai?

  • a. Lê Uy Mục
  • b. Trịnh Tùng
  • c. Trịnh Duy Sản
  • d. Mạc Đăng Dung

Câu 4: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?

  • a. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
  • b. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.
  • c. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
  • d. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 5: Lê Uy Mục làm vua trong khoảng thời gian nào?

  • a. Từ năm 1505 đến năm 1507
  • b. Từ năm 1505 đến năm 1509
  • c. Từ năm 1505 đến năm 1506
  • d. Từ năm 1504 đến năm 1509

Câu 6: Dưới triều vua nào Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh nhau liên miên suốt 10 năm?

  • a. Lý Tương Dực
  • b. Lê Uy Mục
  • c. Lê Thái Tông
  • d. Lê Thánh Tông

Câu 7: Nạn đói năm 1517 diễn ra dữ dội nhất ở vùng nào?

  • a. Bắc Ninh, Hải Dương
  • b. Hải Phòng, Nam Định
  • c. Bắc Ninh, Nam Định
  • d. Bắc Ninh, Bắc Giang

Câu 8: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm"

  • a. khởi nghĩa Trần Tuân
  • b. khởi nghĩa Trần Cảo
  • c. khởi nghĩa Phùng Chương
  • d. khởi nghĩa Trịnh Hưng

Câu 9: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

  • a. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc
  • b. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập
  • c. chính quyền Đàng Trong được thành lập
  • d. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo là “”quân ba chỏm” ?

  • a. Nghĩa quân đã 3 lần tấn công Thăng Long
  • b. Nghĩa quân cạo trọc đầu, chủ để ba chỏm tóc
  • c. Nghĩa quân ba lần bị thất bại
  • d. Nghĩa quân chia làm ba cánh tấn công vào nhà Lê

Câu 11: Thời Lê sơ đầu thế kỉ XVI diễn ra những mâu thuẫn gay gắt nào

  • a. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
  • b. Mâu thuẫn giữa địa chủ với nhà vua
  • c. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến
  • d. cả a và c

Câu 12: Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?

  • a. Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
  • b. cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ
  • c. chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ
  • d. nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ

Câu 13: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?

  • a. đất nước bị chia cắt
  • b. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt
  • c. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm
  • d. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển

Câu 14: Vì sao họ Trịnh lại chấp nhận chỉ xưng vương và làm bề tôi của vua Lê?

  • a. họ Trịnh muốn mượn danh tiếng nhà Lê để dễ bề cai trị
  • b. họ Trịnh chịu ơn nhà Lê
  • c. họ Trịnh không đủ sức lật đổ nhà Lê
  • d. họ Trịnh bận tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam

Câu 15: Bản chất của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh là gì?

  • a. chế độ phong kiến tập quyền
  • b. chế độ phong kiến phân quyền
  • c. chế độ quân chủ lập hiến
  • d. chế độ quân chủ quý tộc
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền Tình hình chính trị, xã hội


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội