Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?
- A. Thăng Long
- B. Phú Xuân
- C. Bình Định
- D. Thanh Hóa
Câu 2: Trong triều đình Phú Xuân, ai nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng?
- A. Trương Văn Hạnh
- B. Trương Phúc Loan
- C. Trương Phúc Thuần
- D. Trương Phúc Tần
Câu 3: Tại sao đến đầu thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy thoái?
- A. Vua quan ăn chơi sa đọa
- B. Nội bộ giai cấp thống trị giành quyền lực
- C. Quan lại địa phương hà hiếp, vơ vét của dân
- D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?
- A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn
- B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế)
- C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn
- D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam
Câu 5: Trận đói khủng khiếp nhất xảy ra ở Đàng Ngoài vào năm nào?
- A. Năm 1739 – 1740
- B. Năm 1740 – 1741
- C. Năm 1741 – 1742
- D. Năm 1742 – 1743
Câu 6: Cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (Từ 1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu?
- A. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh
- B. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An
- C. 6 lần. Ở Thanh Hóa, Nghệ An
- D. 4 lần. Ở Hà Tĩnh, Nghệ An
Câu 7: Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long ngày tháng năm nào?
- A. Sáng mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789
- B. Trưa mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789
- C. Chiều mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789
- D. Tối mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789
Câu 8: Chữ Quốc ngữ có ưu điểm gì so với chữ Hán và chữ Nôm?
- A. Sự tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến.
- B. Sự phong phú, hiện đại và khoa học.
- C. Sự khoa học, nhẹ nhàng và tinh thế.
- D. Sự tiện lợi, phong phú và hiện đại.
Câu 9: Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm gì nổi bật?
- A. Chính quyền phong kiến suy sụp
- B. Vua Lê giành lại được thực quyền
- C. Chính quyền phong kiến được củng cố
- D. Chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo là “”quân ba chỏm” ?
- A. Nghĩa quân đã 3 lần tấn công Thăng Long
- B. Nghĩa quân cạo trọc đầu, chủ để ba chỏm tóc
- C. Nghĩa quân ba lần bị thất bại
- D. Nghĩa quân chia làm ba cánh tấn công vào nhà Lê
Câu 11: Thời Quang Trung chữ viết chính thức của nhà nước là gì?
- A. Chữ Hán
- B. Chữ Nôm
- C. Chữ Quốc ngữ
- D. A và B đúng
Câu 12: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?
- A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh
- B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam
- C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh
- D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta
Câu 13: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?
- A. Năm 1778
- B. Năm 1788
- C. Năm 1789
- D. Năm 1790
Câu 14: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của người nông dân như thế nào?
- A. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt
- B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công
- C. Người nông dân phải chuyển làm nghề thương nhân
- D. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới
Câu 15: Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị ở Đàng Ngoài?
- A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển
- B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc
- C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay
- D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài
Câu 16: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?
- A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
- B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
- C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước
Câu 17: Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong?
- A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi
- B. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang
- C. Khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn
- D. Thủ công nghiệp phát triển
Câu 18: Sau khi quân Xiêm bị thất bại, Nguyễn Ánh tiếp tục cầu viện thế lực nào bên ngoài chiếm lại Gia Định?
- A. Quân Thanh
- B. Quân Chân Lạp
- C. Quân Pháp
- D. Quân Minh
Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
- A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
- B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
- C. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
- D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
Câu 20: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút là gì?
- A. Tiêu diệt được quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc
- B. Đập tan sự kháng cự của dòng họ Nguyễn
- C. Đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam nghệ thuật thủy chiến độc đáo
- D. Nâng cao vị thế của Đại Việt ở Đông Nam Á
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Giáo dục khoa học và kĩ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm