Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P5)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung?
- A. Chiếu khuyến nông
- B. Chiếu lập học
- C. Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính
- D. Chiếu khuyến thương
Câu 2: Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu đã nêu khẩu hiệu gì?
- A. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân”
- B. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”
- C. “Xóa bỏ chế độ phong kiến”
- D. “Thực hiện quyền bình đẳng xã hội”
Câu 3: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?
- A. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định)
- B. Truông Mây (Bình Định)
- C. An Khê (Gia Lai)
- D. Các vùng nêu trên
Câu 4: Bản chất của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh là gì?
- A. Chế độ phong kiến tập quyền
- B. Chế độ phong kiến phân quyền
- C. Chế độ quân chủ lập hiến
- D. Chế độ quân chủ quý tộc
Câu 5: Vua Quang Trung giao cho ai lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm?
- A. Ngô Văn Sở
- B. Ngô Thời Nhậm
- C. Nguyễn Thiếp
- D. Vũ Văn Dũng
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
- A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
- B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
- C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
- D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
Câu 7: Nhờ đâu nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII?
- A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ
- B. Nhờ việc giảm tô, thuế
- C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp
- D. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi
Câu 8: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
- A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch
- B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh
- C. Đó là 1 con sông lớn
- D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp
Câu 9: Dưới triều vua nào Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh nhau liên miên suốt 10 năm?
- A. Lý Tương Dực
- B. Lê Uy Mục
- C. Lê Thái Tông
- D. Lê Thánh Tông
Câu 10: Quang Trung đã làm gì để khiến cho hàng hóa không ngưng đọng?
- A. Giảm nhẹ nhiều loại thuế
- B. Yêu cầu nhà Thanh “”mở cửa ải, thông chợ búa””
- C. Mở lại các chợ
- D. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp
Câu 11: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?
- A. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp.
- B. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn.
- C. Tha tô thuế binh dịch 3 năm.
- D. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang.
Câu 12: “Chiếu khuyến nông” được ban hành để giải quyết vấn đề gì?
- A. Tư hữu ruộng đất
- B. Khai hoang, mở cõi
- C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong
- D. Thiên tai, mất mùa
Câu 13: Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc vào năm nào?
- A. Năm 1526
- B. Năm 1528
- C. Năm 1527
- D. Năm 1529
Câu 14: “Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy”. Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào?
- A. Lê Chiêu Thống
- B. Nguyễn Ánh
- C. Trịnh Sâm
- D. Lê Chiêu Tông
Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
- A. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài
- B. Đều bị đàn áp
- C. Thiếu sự liên kết với nhau
- D. Đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh
Câu 16: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?
- A. Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê
- B. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
- C. Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc
- D. Tất cả ý trên đúng.
Câu 17: Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định vào năm nào?
- A. Năm 1776
- B. Năm 1771
- C. Năm 1689
- D. Năm 1698
Câu 18: Sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì?
- A. Vua mới còn nhỏ tuổi
- B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín
- C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn
- D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau
Câu 19: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến đến sự phát triển cao của nghệ thuật dân gian trong thế kỉ XVI đến XVIII?
- A. Chính sách tích cực của quan lại từng địa phương.
- B. Nền tảng từ sự phát triển thủ công nghiệp, nông nghiệp.
- C. Xã hội khủng hoảng, phân hóa giàu-nghèo ngày càng sâu sắc
- D. Nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân ngày càng cao.
Câu 20: Vì sao Quang Trung cần khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh?
- A. Do sự chống đối của Lê Duy Chỉ và Nguyễn Ánh
- B. Do sự uy hiếp của nhà Thanh
- C. Do sự uy hiếp của người Pháp
- D. Do sự uy hiếp của quân Xiêm
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Giáo dục khoa học và kĩ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm