Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 1: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 1: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở vùng nào?
- A. Cổ Loa (Hà Nội)
- B. Hoa Lư (Ninh Bình)
- C. Phong Châu (Phú Thọ)
- D. Thuận Thành (Bắc Ninh)
Câu 2: Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?
- A. Đại Cồ Việt
- B. Đại Việt
- C. Đại Ngu
- D. Đại Nam
Câu 3: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?
- A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước
- B. Rơi vào tình trạng hỗn loạn “Loạn 12 sứ quân “
- C. Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại
- D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha
Câu 4: Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
- A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
- B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước
- C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
- D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga
Câu 5: Thời kì Tiền Lê có mấy đời vua? Vị vua nào tồn tại lâu nhất?
- A. Bốn đời vua. Lê Long Đình lâu nhất
- B. Ba đời vua. Lê Đại Hành lâu nhất
- C. Hai đời vua. Lê Long Việt lâu nhất
- D. Ba đời vua. Lê Long Việt lâu nhất
Câu 6: Kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
- A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
- B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40).
- C. Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545).
- D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
Câu 7: Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền độc lập như thế nào?
- A. Ngô Quyền xưng vương
- B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ
- C. Lập triều đình theo chế độ quân chủ
- D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 8: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?
- A. Ở sông Như Nguyệt
- B. Ở Chi Lăng-Xương Giang
- C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút
- D. Ở sông Bạch Đằng
Câu 9: Nhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất?
- A. Mở rộng việc khai khẩn đất hoang
- B. Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi
- C. Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường
- D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 10: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?
- A. Bắc Bình Vương
- B. Vạn Thắng Vương
- C. Bình Định Vương
- D. Bố Cái Đại Vương
Câu 11: Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế ?
- A. Dân chủ chủ nô
- B. Cộng hòa quý tộc
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Quân chủ chuyên chế
Câu 12: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?
- A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc
- B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc
- C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình
- D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền
Câu 13: Vào thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là:
- A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản các địa phương
- B. Các quan địa phương
- C. Chức quan do Trung Quốc cử sang
- D. Do dân lựa chọn
Câu 14: Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?
- A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
- B. Vua, quan lại trung ương và địa phương
- C. Vua, quan lại, một số nhà sư
- D. Vua, quan lại, thương nhân
Câu 15: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
- A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân
- B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh
- C. Sự liên kết với các sứ quân
- D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 16: Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?
- A. Hoa Lư
- B. Phú Xuân
- C. Cổ Loa
- D. Mê Linh
Câu 17: Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?
- A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô
- B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương
- C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp
- D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán
Câu 18: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào?
- A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu
- B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện
- C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện
- D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã
Câu 19: Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào?
- A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm
- B. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định
- C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh dành quyền lực
- D. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha
Câu 20: Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện vị thế của Đại Cồ Việt so với Tống
- B. Thể hiện sự nhu nhược trong hoạt động ngoại giao của Lê Hoàn
- C. Thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt
- D. Thể hiện sự kiên định, không run sợ trước kẻ thù
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII – Văn Hóa
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 21: Ôn tập chương IV
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 30: Tổng kết
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- Trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế