Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở Đàng Ngoài, việc cường hào đem cầm bán ruộng công có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nông dân?
- a. mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt
- b. phải chuyển làm nghề thủ công
- c. phải chuyển nghề làm thương nhân
- d. phải khai hoang, lập ấp mới
Câu 2: Ở đàng ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời sống nhân dân như thế nào?
- a. Đói khổ, bần cùng
- b. Vẫn còn thiếu thốn
- c. Nhà nhà no đủ
- d. Tất cả đều đúng
Câu 3: Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong có tác động như thế nào đến tình hình xã hội từ thế kỉ XVI đến XVIII?
- a. hình thành một tầng lớp địa chủ lớn
- b. hình thành một tầng lớp quý tộc
- c. hình thành một tầng lớp quan lại
- d. hình thành một tầng lớp xã trưởng
Câu 4: Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì?
- a. gốm
- b. dệt vải
- c. giấy
- d. tranh
Câu 5: Thành phố lớn nhất ở Đàng Trong vào thế kỉ XVII có tên là?
- a. Hội An
- b. Gia Định
- c. Kẻ Chợ
- d. Phố Hiến
Câu 6: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XIV?
- a. Thời nhà Mạc
- b. Thời vua Lê – “Chúa Trịnh”
- c. Thời “chúa Nguyễn”
- d. Không phải các triều đại trên
Câu 7: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn tích cực phát triển nông nghiệp nhằm mục đích chính là gì?
- a. An cư lạc nghiệp, làm giàu cho chúa Nguyễn.
- b. Chiêu mộ dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong.
- c. Xây dựng cơ sở vật chất mạnh để chống lại họ Trịnh.
- d. Sản xuất được nhiều nông sản để buôn bán, trao đổi với nước ngoài.
Câu 8: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?
- a. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp.
- b. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn.
- c. Tha tô thuế binh dịch 3 năm.
- d. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang.
Câu 9: So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài
- a. phát triển hơn.
- b. ngưng trệ hơn.
- c. ngang bằng.
- d. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.
Câu 10: Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định vào năm nào?
- a. Năm 1776
- b. Năm 1771
- c. Năm 1689
- d. Năm 1698
Câu 11: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?
- a. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân ước ngoài.
- b. Bế quuan tỏa cảng, không cho giao thương với ngưới nước ngoài.
- c. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.Về sau hạn chế ngoại thương.
- d. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài.
Câu 12: Sau khi đặt phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh cho sát nhập vùng đất nào ở phía nam vào phủ này?
- a. Mĩ Tho, Hà Tiên
- b. Rạch Giá, Cà Mau
- c. Long An, Tiền Giang
- d. Bến Tre, Đồng Tháp
Câu 13: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay, trước đây thuộc dinh nào của phủ Gia Định?
- a. Dinh Trấn Biên
- b. Dinh Phiên Trấn
- c. Dinh Trấn Quốc
- d. Tất cả các dinh trên
Câu 14: Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong?
- a. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi
- b. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang
- c. Khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn
- d. Thủ công nghiệp phát triển
Câu 15: Nhờ đâu nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII?
- a. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ
- b. Nhờ việc giảm tô, thuế
- c. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp
- d. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi
Câu 16: Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?
- a. Phố Hiến.
- b. Hội An.
- c. Vân Đồn.
- d. Đomea.
=> Kiến thức Bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế