Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hàng năm vào mùa xuân các vua Lý thường làm gì?

  • A. Lễ tế trời đất
  • B. Lễ cày tịch điền
  • C. Lễ ban cấp ruộng đất cho nông dân
  • D. Lễ đại triều

Câu 2: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:

  • A. Chương trình thi cử dễ dàng nên một số người đỗ đạt cao
  • B. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi
  • C. Mỗi năm đều có khoa thi
  • D. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi

Câu 3: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển?

  • A. Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.
  • B. Triều đình chăm lo công tác thủy lợi.
  • C. Đất nước ổn định, nông dân có điều kiện sản xuất.
  • D. Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi.

Câu 4: Sở hữu ruộng đất tối cao thời nhà Lý thuộc về lực lượng nào?

  • A. nhà vua
  • B. làng xã
  • C. địa chủ
  • D. chùa chiền

Câu 5: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………”

  • A. Văn hóa Hoa Lư
  • B. Văn hóa Đại Nam
  • C. Văn hóa Đại La
  • D. Văn hóa Thăng Long

Câu 6: Dưới thời Lý, giai cấp địa chủ bao gồm những thành phần nào?

  • A. Một số hoàng tử, công chúa.
  • B. Một số quan lại nhà nước.
  • C. Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.
  • D. Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.

Câu 7: Hoạt động ngoại thương thời Lý phát triển mạnh ở thương cảng nào?

  • A. Vân Đồn
  • B. Phố HIến
  • C. Thanh Hà
  • D. Nước Mặn

Câu 8: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?

  • A. Năm 1075
  • B. Năm 1076
  • C. Năm 1077
  • D. Năm 1078

Câu 9: Nông nô thường làm việc ở đâu?

  • A. Cày thuê ruộng đất của địa chủ
  • B. Trong các xưởng thủ công
  • C. Trong các cung điện hoặc các nhà quan
  • D. Trong các xí nghiệp, công trường

Câu 10: Thời nhà Lý, đạo Phật phát triển thành quốc giáo không phải vì:

  • A. Do đạo phật phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
  • B. Nhà Lý được thành lập dựa trên sự giúp đỡ của các nhà sư
  • C. tư tưởng thoát Trung trong buổi đầu mới giành độc lập của người Việt
  • D. Nho giáo không có tác dụng trong công cuộc xây dựng đất nước

Câu 11: Thời nhà Lý sản xuất nông nghiệp phát triển không xuất phát từ lý do nào sau đây?

  • A. triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang
  • B. triều đình chăm lo công tác thủy lợi
  • C. triều đình đem chia ruộng đất cho nông dân để cày cấy
  • D. chính quyền cho lập nhiều khu chợ tập trung

Câu 12: Văn miếu được xây dựng dưới triều vua nào?

  • A. Lý Thái Tổ
  • B. Lý Nhân Tông
  • C. Lý Thánh Tông
  • D. Lý Thái Tông

Câu 13: Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là:

  • A. Hoa văn hình hoa sen.
  • B. Hoa văn hình rồng.
  • C. Hoa văn chim lạc.
  • D. Hoa văn hình người.

Câu 14: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lý có ý nghĩa gì đối với xã hội?

  • A. ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội
  • B. là điều kiện để Đại Việt mở mang bờ cõi
  • C. là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế
  • D. tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rõ

Câu 15: Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng trong thời kì nào?

  • A. Thời nhà Tiền Lê
  • B. Thời nhà Trần
  • C. Thời nhà Họ Lê
  • D. Thời nhà Lý

Câu 16: Công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Lý như Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn xây dựng ở đâu?

  • A. Hà Nội, Hải Phòng
  • B. Hà Nội, Nam Định
  • C. Nam Định, Hải Phòng
  • D. Các địa phương trên

Câu 17: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì?

  • A. Là nơi gặp gỡ của quan lại.
  • B. Vui chơi giải trí.
  • C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.
  • D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài.

Câu 18: Thế lực địa chủ thời Lý không bao gồm bộ phận nào?

  • A. quý tộc
  • B. quan lại
  • C. dân thường có nhiều ruộng
  • D. tăng lữ

Câu 19: Các vua nhà Lý thường về địa phương để làm gì?

  • A. Thăm hỏi nông dân
  • B. Cày tịch điền
  • C. Thu thuế nông nghiệp
  • D. Chia ruộng đất cho nông dân

Câu 20: Thời Lý, nội dung học tập chủ yếu là:

  • A. Văn học chữ Hán.
  • B. Kinh Phật.
  • C. Văn học chữ Hán và kinh Phật.
  • D. Tất cả đều sai.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa


  • 78 lượt xem