Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?
- A. Do quan niệm trọng nông
- B. Do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân
- C. Do họ có số lượng ít
- D. Do họ không tham gia vào sản xuất
Câu 2: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?
- A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
- B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên
- C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên
- D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
Câu 3: Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, trước thế mạnh của giặc nghĩa quân đã làm gì?
- A. Rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa)
- B. Rút lên núi Núi Do (Thanh Hóa)
- C. Rút vào Nghệ An
- D. Không hề rút lui, cầm cự đến cùng
Câu 4: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây?
- A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập
- B. Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập
- C. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ
- D. Tất cả các tác phẩm trên
Câu 5: Hồ Quý Ly bị quân minh bắt vào thời gian nào? Ở đâu?
- A. Tháng 4 năm 1407. Ở Tây Đô
- B. Tháng 6 năm 1408. Ở Hà Tĩnh
- C. Tháng 6 năm 1407. Ở Thăng Long
- D. Tháng 6 năm 1407. Ở Hà Tĩnh
Câu 6: Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên gọi là gì?
- A. Nhất thống dư địa chỉ
- B. Dư địa chí
- C. Hồng Đức bản đồ
- D. An Nam hình thăng đồ
Câu 7: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
- A. Lê Thái Tổ
- B. Lê Thánh Tông
- C. Lê Nhân Tông
- D. Lê Hiển Tông
Câu 8: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?
- A. Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
- B. Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
- C. Nền kinh tế hàng hóa phát triển
- D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
- A. Thi hành chính sách đồng hóa tàn bạo.
- B. Đặt ra những thứ thuế vô lý để bóc lột nhân dân ta.
- C. Thiết lập một chính quyền tay sai bản xứ
- D. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Châu
Câu 10: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?
- A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh
- B. Kinh thành Thăng Long
- C. Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa
- D. Các dinh thự, phủ chúa to lớn
Câu 11: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?
- A. Nguyễn Trãi
- B. Lê Lợi
- C. Nguyễn Chích
- D. Trần Nguyên Hãn
Câu 12: Quyết định cho dựng bia Tiến sĩ dưới thời Lê sơ không mang lại tác dụng nào sau đây?
- A. Ghi danh những người tài giỏi đỗ đạt.
- B. Khuyến khích hoạt động học tập.
- C. Kêu gọi những người có tài ra thi cử, làm quan
- D. Góp phần phát triển văn học dân tộc.
Câu 13: Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng kéo dài trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ năm 1407 đến năm 1408
- B. Từ năm 1408 đến năm 1409
- C. Từ năm 1409 đến năm 1414
- D. Từ năm 1410 đến năm 1415
Câu 14: Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?
- A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long
- B. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển
- C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ
- D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống
Câu 15: Vì sao quân ta phải chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của giặc đến?
- A. Để chủ động đón đoàn quân địch
- B. Không cho giặc có thành trú đóng, phải co cụm giữa cánh đồng
- C. Lập phòng tuyến, không cho giặc về Đông Quan
- D. Câu a và c đúng
Câu 16: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?
- A. Thi Hội
- B. Thi Hương
- C. Thi Đình
- D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.
Câu 17: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?
- A. Phật giáo
- B. Đạo giáo
- C. Nho giáo
- D. Thiên Chúa giáo
Câu 18: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV
- A. Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân
- B. Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn
- C. Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung
- D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 19: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Lũng Nhai
- B. Đông Quan
- C. Bình Than
- D. Như Nguyệt
Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là?
- A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tính tập quyền cao độ
- B. Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi tể tướng và đại hành khiển
- C. Xuất hiện thêm 6 bộ tồn tại song song với tể tướng và đại hành khiển
- D. Nhà nước được xây dựng trên cơ sở luật pháp
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
- Trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 21: Ôn tập chương IV