Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn – Các cuộc nổi dậy của nhân dân
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn – Các cuộc nổi dậy của nhân dân. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833 - 1835 do ai lãnh đạo?
- a. Lê Duy Mật
- b. Nông Văn Vân
- c. Lê Văn Khôi
- d. Cao Bá Quát
Cau 2: Vì sao chế độ quân điền dưới thời Nguyễn không còn tác dụng phát triển và ổn định trong đời sống nhân dân?
- a. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế
- b. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước
- c. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ
- d. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 3: Khởi nghĩa Cao Bá Quát nổ ra ở đâu ?
- a. Hà Nội.
- b. Yên Bái.
- c. Thái Bình.
- d. Gia Định.
Câu 4: Nhân vật lịch sử nào tự xưng là Binh Nam Đại nguyên soái, khởi binh chiếm thành Phiên Anh (Gia Định)?
- a. Phan Bá Vành
- b. Lê Văn Khôi
- c. Nông Văn Vân
- d. Cao Bá Quát
Câu 5: Căn cứ chính trị của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào?
- a. Thái Bình
- b. Nam Định
- c. Hải Dương
- d. Quảng Yên
Câu 6: “Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền…Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy”. Đó là tình hình nước ta dưới triều vua nào?
- a. Minh Mạng
- b. Thiệu Trị
- c. Tự Đức
- d. Đồng Khánh
Câu 7: Hậu quả lớn nhất mà chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn để lại là gì ?
- a. Làm cho ngoại thương không phát triển.
- b. Tạo cho Pháp cơ hội xâm lược Việt Nam.
- c. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều.
- d. Khiến cho nhân đân nổi dậy khởi nghĩa.
Câu 8: Đâu không là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?
- a. địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất
- b. tệ tham quan ô lại
- c. chiến tranh Nam - Bắc triều
- d. thiên tai, mất mùa
Câu 9: Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?
- a. Doanh điền sứ
- b. Tổng đốc
- c. Tuần phủ
- d. Chương lý
Câu 10: Các cuộc nổi dậy của nhà Nguyễn không để lại hậu quả gì sau đây?
- a. nền sản xuất đình trệ
- b. khối đoàn kết dân tộc rạn nứt
- c. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm
- d. lật đổ nhà Nguyễn, thiết lập một vương triều mới
Câu 11: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?
- a. Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất
- b. Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất
- c. Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền
- d. Vì xuất hiện tình trạng “rào đất, cướp ruộng”
Câu 12: Các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà Nguyễn diến ra ở những đâu ?
- a. Xung quanh kinh thành Huế.
- b. Bắc kỳ.
- c. Nam Kỳ.
- d. Rộng khắp cả nước.
Câu 13: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?
- a. chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn
- b. mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân
- c. cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng
- d. cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn
Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?
- a. diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50
- b. lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia
- c. đều bị triều đình dập tắt
- d. đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ
Câu 15: Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
- a. sự hùng mạnh của quân triều đình
- b. mạng tính tự phát, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn
- c. triều đình Nguyễn cấu kết với thực dân Pháp để đàn áp
- d. triều đình Nguyễn tiến hành chia rẽ, mua chuộc
Câu 16: "Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
Mục Dã, Minh Điều hữu Vô Thang"
Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa nào?
- a. Lê Duy Mật
- b. Nông Văn Vân
- c. Cao Bá Quát
- d. Lê Văn Khôi
Câu 17: Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. “Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh”. Đó là cuộc khởi nghĩa nào?
- a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)
- b. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
- c. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)
- d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
=> Kiến thức Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn – Các cuộc nổi dậy của nhân dân
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P2)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Giáo dục khoa học và kĩ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
- Trắc nghiệm lịch sử bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Văn học, nghệ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh