Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền – Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền – Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là:

  • a. khởi nghĩa Trần Tuân.
  • b. khởi nghĩa Lê Hy.
  • c. khởi nghĩa Phùng Chương.
  • d. khởi nghĩa Trần Cảo.

Câu 2: Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?

  • a. Lật đổ nhà Lê sơ.
  • b. Bị dập tắt nhanh chóng nên không có ý nghĩa gì.
  • c. Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
  • d. Tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ ở địa phương.

Câu 3: Nhà Mạc có nên bị đánh giá là một ngụy triều trong lịch sử phong kiến Việt Nam hay không? Vì sao?

  • a. có, vì nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê
  • b. không, vì nhà Mạc có công lớn trong việc xây dựng đất nước
  • c. có, vì nhà Mạc đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước
  • d. không, vì nhà Lê đang khủng hoảng, sự thay thế của triều đại mới là tất yếu

Câu 4: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?

  • a. Lê Chiêu Thống
  • b. Nguyễn Hoàng
  • c. Nguyễn Kim
  • d. Trịnh Kiểm

Câu 5: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

  • a. Nhà Mạc với nhà Nguyễn
  • b. Nhà Mạc với nhà Lê.
  • c. Nhà Lê với nhà Nguyễn.
  • d. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 6: Cuộc chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc (Nam – Bắc triều) kết thúc vào năm nào?

  • a. Năm 1545
  • b. Năm 1592
  • c. Năm 1590
  • d. Năm 1560

Câu 7: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?

  • a. Mất hết quyền lực.
  • b. Vẫn nắm truyền thống trị.
  • c. Quyền lực bị suy yếu.
  • d. Cũng nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.

Câu 8: Cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (Từ 1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu?

  • a. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh
  • b. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An
  • c. 6 lần. Ở Thanh Hóa, Nghệ An
  • d. 4 lần. Ở Hà Tĩnh. Nghệ An

Câu 9: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống nhân dân?

  • a. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, ruộng đồng bị bỏ hoang, nhiều người chết đói.
  • b. Đất nước bị chia cắt.
  • c. Nông dân không tham gia vào chiến tranh nên không bị ảnh hưởng gì.
  • d. Nông dân nhân cơ hội này đứng lên lật đổ chính quyền nhà Mạc.

Câu 10: Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?

  • a. Sông Bến Hải (Quảng Trị)
  • b. Sông La (Hà Tĩnh)
  • c. Sông Gianh (Quảng Bình)
  • d. Không phải các vùng trên

Câu 11: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào?

  • a. Từ năm 1545 đến năm 1592.
  • b. Từ năm 1545 đến năm 1627.
  • c. Từ năm 1627 đến năm 1672.
  • d. Từ năm 1627 đến năm 1692.

Câu 12: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

  • a. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.
  • b. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.
  • c. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.
  • d. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Câu 13: Lũy Thầy thuộc tỉnh nào ngày nay?

  • a. Tỉnh Nghệ An
  • b. Tỉnh Quảng Bình
  • c. Tỉnh Quảng Trị
  • d. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 14: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:

  • a. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.
  • b. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.
  • c. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.
  • d. củng cố cơ sở cát cứ.

Câu 15: Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là:

  • a. vua Lê.
  • b. chúa Trịnh.
  • c. chúa Nguyễn.
  • d. vua Lê – chúa Trịnh.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền – Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn


  • 35 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021