Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?
- A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong
- B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại
- C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ
- D. Giải quyết việc làm cho nông dân
Câu 2: Chọn câu sai trong các câu sau đây?
- A. Nhà Lê thế kỉ XVIII lập lại chính quyền, điều hành mọi công việc
- B. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, phủ chúa quanh năm hội hè, yến việc
- C. Thời Lê thế kỉ XVIII, ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm
- D. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân
Câu 3: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?
- A. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
- B. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa
- C. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp
- D. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ
Câu 4: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
- A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn ức đánh Nguyễn
- B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh
- C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng
- D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn
Câu 5: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?
- A. khủng hoảng suy vong
- B. phát triển ổn định
- C. phát triển đến đỉnh cao
- D. phát triển không ổn định
Câu 6: Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?
- A. Nguyễn Huệ
- B. Nguyễn Nhạc
- C. Nguyễn Lữ
- D. Cả ba anh em Tây Sơn
Câu 7: Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?
- A. Do sự suy yếu của chính quyền trung ương
- B. Do người nông dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công
- C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
- D. Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong
Câu 8: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?
- A. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát
- B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến
- C. Vạch trần quan lại tham nhũng
- D. Đã kích vua quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ
Câu 9: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của……..bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc”.
- A. Quân Mãn Thanh
- B. Quân Xiêm La
- C. Quân Xiêm, Thanh
- D. Quân của Sầm Nghi Đống
Câu 10: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai?
- A. Lê Uy Mục
- B. Trịnh Tùng
- C. Trịnh Duy Sản
- D. Mạc Đăng Dung
Câu 11: Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất diễn như vào thời gian nào?
- A. Năm 1739 – năm 1796
- B. Năm 1793 – năm 1796
- C. Năm 1739 – năm 1793
- D. Năm 1739 – năm 1769
Câu 12: Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?
- A. Nghiên cứu và viết lịch sử
- B. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập
- C. Soạn thảo văn bản cho triều đình
- D. Quản lý việc học tập của con em quan lại
Câu 13: Ở đàng ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời sống nhân dân như thế nào?
- A. Đói khổ, bần cùng
- B. Vẫn còn thiếu thốn
- C. Nhà nhà no đủ
- D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
- A. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777
- B. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt
- C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ
- D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân
Câu 15: Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI đến XVII?
- A. nhiều phường hội được thành lập.
- B. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
- C. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.
- D. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán.
Câu 16: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?
- A. Tây Sơn – Bình Định
- B. An Khê – Gia Lai
- C. An Lão – Bình Định
- D. Đèo Măng Giang – Gia Lai
Câu 17: Vì sao họ Trịnh lại chấp nhận chỉ xưng vương và làm bề tôi của vua Lê?
- A. Họ Trịnh muốn mượn danh tiếng của nhà Lê để dễ bề cai trị
- B. Họ Trịnh chịu ơn của nhà Lê
- C. Họ Trịnh không đủ sức lật đổ nhà Lê
- D. Họ Trịnh bận tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam
Câu 18: Ai là người chỉ huy 29 vạn quân Thanh tiến vào xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788?
- A. Sầm Nghi Đống
- B. Tôn Sĩ Nghị
- C. Thoát Hoan
- D. Ô Mã Nhi
Câu 19: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng đó đã làm cho….bị lung lay”?
- A. Cơ đồ nhà Lê
- B. Cơ đồ họ Trịnh
- C. Cơ đồ chúa Nguyễn
- D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh
Câu 20: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?
- A. Thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao
- B. Thời điểm quân địch lơ là
- C. Thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng
- D. Thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Giáo dục khoa học và kĩ thuật
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1427)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P1)