Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vua Gia Long đã cho ban hành bộ luật nào ?

  • A. Hình thư.
  • B. Quốc triều hình luật.
  • C. Luật Hồng Đức.
  • D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 2: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

  • A. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long
  • B. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng
  • C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị
  • D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức

Câu 3: Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831 - 1832 được phân chia như thế nào?

  • A. chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
  • B. chia làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh
  • C. chia làm hai miền Nam và Bắc
  • D. chia làm 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc

Câu 4: Ai là người tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?

  • A. Nguyễn Tri Phương
  • B. Phan Thanh Giản
  • C. Nguyễn Công Trứ
  • D. Hoàng Diệu

Câu 5: Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

  • A. Phủ Quy Nhơn
  • B. Phú Xuân
  • C. Đà Nẵng
  • D. Gia Định

Câu 6: Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế , nhà Nguyễn đã

  • A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên Chúa giáo.
  • B. Loại bỏ dần Nho giáo khỏi các nghi lễ của triều đình.
  • C. Phát triển đồng thời Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo.
  • D. Độc tô Nho giáo, han chế các tôn giáo khác.

Câu 7: "Oai oái như phủ Khoái xin cơm"

Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?

  • A. chế độ thuế khóa nặng nề ở phủ Khoái
  • B. nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái
  • C. tình trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân phải phiêu tán
  • D. tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái

Câu 8: Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?

  • A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị
  • B. Giải quyết mâu thuẫn xã hội
  • C. Củng cố bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương
  • D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước

Câu 9: Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833 - 1835 do ai lãnh đạo?

  • A. Lê Duy Mật
  • B. Nông Văn Vân
  • C. Lê Văn Khôi
  • D. Cao Bá Quát

Cau 10: Vì sao chế độ quân điền dưới thời Nguyễn không còn tác dụng phát triển và ổn định trong đời sống nhân dân?

  • A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế
  • B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước
  • C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ
  • D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 11: Khởi nghĩa Cao Bá Quát nổ ra ở đâu ?

  • A. Hà Nội.
  • B. Yên Bái.
  • C. Thái Bình.
  • D. Gia Định.

Câu 12: Nhân vật lịch sử nào tự xưng là Binh Nam Đại nguyên soái, khởi binh chiếm thành Phiên Anh (Gia Định)?

  • A. Phan Bá Vành
  • B. Lê Văn Khôi
  • C. Nông Văn Vân
  • D. Cao Bá Quát

Câu 13: Căn cứ chính trị của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào?

  • A. Thái Bình
  • B. Nam Định
  • C. Hải Dương
  • D. Quảng Yên

Câu 14: “Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền…Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy”. Đó là tình hình nước ta dưới triều vua nào?

  • A. Minh Mạng
  • B. Thiệu Trị
  • C. Tự Đức
  • D. Đồng Khánh

Câu 15: Hậu quả lớn nhất mà chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn để lại là gì ?

  • A. Làm cho ngoại thương không phát triển.
  • B. Tạo cho Pháp cơ hội xâm lược Việt Nam.
  • C. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều.
  • D. Khiến cho nhân đân nổi dậy khởi nghĩa.

Câu 16: Đâu không là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?

  • A. địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất
  • B. tệ tham quan ô lại
  • C. chiến tranh Nam - Bắc triều
  • D. thiên tai, mất mùa

Câu 17: Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là gì?

  • A. Khâm đại VIệt sử thông giám cương mục
  • B. Đại Nam thực lục
  • C. Lịch triều hiến chương loại chí
  • D. Sơ học bị khảo

Câu 18: Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?

  • A. chữ Hán
  • B. chữ Nôm
  • C. chữ Quốc ngữ
  • D. chũ Phạn

Câu 19: Nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XVIII
  • B. Nửa đầu thế kỉ XVIII
  • C. Cuối thế kỉ XVIII
  • D. Nửa cuối thế kỉ XVIII

Câu 20: Yếu tố nào đã giúp Nguyễn Du nhận thức rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời để thể hiện sâu sắc điều đó trong tác phẩm của mình?

  • A. Tính chất chuyên chế cực đoan của nhà nước phong kiến
  • B. Sự vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân bị trị
  • C. Sự suy yếu của chế độ phong kiến
  • D. a và b đúng

Cau 21: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?

  • A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
  • B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.
  • C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
  • D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

Câu 22: Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

  • A. Chùa Tây Phương
  • B. Cố đô Huế
  • C. Văn miếu Quốc Tử Giám
  • D. Cột cờ Hà Nội

Câu 23: “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đã kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Bà Huyện Thanh Quan
  • C. Đoàn Thị Điểm
  • D. Lê Ngọc Hân

Câu 24: Văn học chữ Nôm phát triển đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua tác phẩm nào ?

  • A. Chinh phụ ngâm khúc.
  • B. Cung oán ngâm khúc.
  • C. Qua đèo ngang.
  • D. Truyện Kiều.

Câu 25: “Chùa là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý”. Đó là chùa nào?

  • A. Chùa một cột
  • B. Chùa Bút Tháp
  • C. Chùa Tây Phương
  • D. Chùa Thiên Mụ

Câu 26: Nhân tố nào khiến cho kĩ thuật thế kỉ XVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước?

  • A. Sự khuyến khích của nhà nước.
  • B. Tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến của phương Tây.
  • C. Nhân dân hăng say lao động sản xuất.
  • D. Do có nhiều đơn đặt hàng từ phương Tây.

Câu 27: Sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?

  • A. Nguyễn Văn Tú được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý
  • B. đóng được tàu chạy bằng hơi nước
  • C. chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước
  • D. chế tạo được tàu chạy bằng than

Câu 28: Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?

  • A. sự quan tâm của nhà nước với thủ công nghiệp
  • B. sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa
  • C. tài năng của thợ thủ công nước ta
  • D. nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta

Câu 29: Cố đô Huế xây dựng đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều vua nào?

  • A. Vua Gia Long
  • B. Vua Minh Mạng
  • C. Vua Thiệu Trị
  • D. Vua Tự Đức

Câu 30: Thời Nguyễn Quốc tử giám được đặt ở đâu?

  • A. Thăng Long.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Huế.
  • D. Gia Định.

Câu 31: Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là ai?

  • A. Lê Hữu Trác
  • B. Phan Huy Chú
  • C. Trịnh Hoài Đức
  • D. Lê Quý Đôn

Câu 32: Giáo dục khoa cử nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có điểm gì hạn chế?

  • A. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử
  • B. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa
  • C. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều
  • D. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử

Câu 33: Trong thế kỉ XVI - XVIII, tình hình chính trị Đại Việt có điểm gì nổi bật?

  • A. khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục
  • B. kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
  • C. sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
  • D. sự xâm nhập của thực dân phương Tây

Câu 34: Vào thế kỉ XVI, tình hình chính trị ở nước ta có những biến động như thế nào?

  • A. Nhà Nước Lê sơ thịnh đạt
  • B. Nhà nước Lê sơ được thành lập
  • C. Nhà nước phong kiến Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập
  • D. Nhà Mạc bước vào giai đoạn thối nát

Câu 35: Ai là người xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng trong thế kỉ XVI?

  • A. Nguyễn Kim
  • B. Nguyễn Hoàng
  • C. Nguyễn Uông
  • D. Nguyễn Ánh

Câu 36: Các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XVI
  • B. Thế kỉ XVII
  • C. Thế kỉ XVIII
  • D. Thế kỉ XIX

Câu 37: Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

  • A. lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tạo điều kiện để thống nhất đất nước
  • B. lật đổ chúa Trịnh và chúa Nguyễn, tạo điều kiện để thống nhất đất nước
  • C. lật đổ các thế lực phong kiến, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
  • D. lật đổ các thế lực phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước

Câu 38: Phong trào nông dân khởi nghĩa và lan rộng ở thế kỉ X Đại Việt sử kí tiền biên VIII Đại Việt sử kí tiền biên, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn, là biểu hiện về vấn đề gì?

  • A. Sự nổi loạn cát cứ ở địa phương
  • B. Sự lớn mạnh của nông dân
  • C. Sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến
  • D. Sự xâm lược của thế lực bên ngoài

Câu 39: Lực lượng chính trị nào trong lịch sử Đại Việt đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng 2 thế lực ngoại xâm?

  • A. Nhà Lý
  • B. Nhà Trần
  • C. Tây Sơn
  • D. Nhà Lê sơ

Câu 40: Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?

  • A. Năm 1801
  • B. Năm 1802
  • C. Năm 1803
  • D. Năm 1804
Xem đáp án
  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm Lịch Sử 7