Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1427)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1427). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?
- a. liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui
- b. mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam
- c. tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi
- d. tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công
Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
- a. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
- b. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
- c. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
- d. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- a. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
- b. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
- c. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
- d. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 4: Ai là người đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?
- a. Lê Lợi
- b. Nguyễn Chích
- c. Nguyễn Trãi
- d. Trần Nguyên Hãn
Câu 5: Hội thề Đông Quan diễn ra vào thời gian nào?
- a. Ngày 10 tháng 12 năm 1427
- b. Ngày 12 tháng 10 năm 1427
- c. Ngày 3 tháng 1 năm 1428
- d. Ngày 1 tháng 3 năm 1428
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
- B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
- C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
- D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 7: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
- a. Lê Lai
- b. Lê Ngân
- c. Trần Nguyên Hãn
- d. Lê Sát
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.
- a. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện
- b. 1) Chi Lăng 2) thua đau
- c. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan
- d. 1) Xương Giang 2) Mở hội thề Đông Quan
Câu 9: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?
- a. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
- b. Bỏ vũ khí ra hàng.
- c. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
- d. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.
Câu 10: Chiến thắng nào đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh
- a. Tân Bình, Thuận Hóa
- b. Tốt Động, Chúc Động
- c. Chi Lăng, Xương Giang
- d. Ngọc Hồi, Đống Đa
=> Kiến thức Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 1427)