Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
- A. Nông dân
- B. Thợ thủ công
- C. Thương nhân
- D. Nô tì
Câu 2: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
- A. Đạo – Phủ - huyện – Châu – xã
- B. Đạo – Phủ - Châu – xã
- C. Đạo –Phủ - huyện hoặc Châu, xã
- D. Phủ - huyện – Châu
Câu 3: Trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi?
- A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến
- B. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn
- C. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng
- D. Tất cả cùng đúng
Câu 4: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?
- A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây)
- B. Đông Đô (Thăng Long)
- C. Sông Nhị (Sông Hồng)
- D. Tất cả các vùng trên
Câu 5: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?
- A. Bị chết nhiều
- B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực
- C. Quan lại không cần nô tì nữa
- D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 6: Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi là gì?
- A. Bình Ngô đại cáo
- B. Bình Ngô sách
- C. Phú núi Chí Linh
- D. A và B đúng
Câu 7: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào, ngày, tháng, năm nào?
- A. Ngày 7 tháng 3 năm 1418
- B. Ngày 2 tháng 7 năm 1418
- C. Ngày 3 tháng 7 năm 1417
- D. Ngày 7 tháng 2 năm 1418
Câu 8: Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?
- A. Đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần
- B. Đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp
- C. Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội
- D. Duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến
Câu 9: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”. Đó là câu nói của ai? Trong tác phẩm nào?
- A. Trần Hưng Đạo – trong “Hịch Tướng sĩ”
- B. Lê Văn Hưu – Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”
- C. Nguyễn Trãi – trong “Bình Ngô Đại Cáo”
- D. Nguyễn Trãi – trong “Phú núi Chí Linh”
Câu 10: Nội dung nào không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 - 1527)
- A. Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long
- B. Mở trường học ở các lộ
- C. Tất cả nhân dân đều được đi học,đi thi
- D. Mở các khoa thi để tuyển chọn người tài
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh?
- A. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân đánh giặc
- B. Tương quan lực lượng quá chênh lệch
- C. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị chu đáo
- D. Nhà Hồ đang trong giai đoạn khủng hoảng suy vong
Câu 12: Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?
- A. Lê Thái Tổ
- B. Lê Thánh Tông
- C. Lê Nhân Tông
- D. Lê Hiến Tông
Câu 13: Khi Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, chúng đã bị nghĩa quân phục kích và giết ở đâu?
- A. Ở Nam Quan
- B. Ở Đông Quan
- C. Ở Vân Nam
- D. Ở Chi Lăng
Câu 14: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
- A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
- B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
- C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
- D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình
Câu 15: Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV là gì?
- A. Nổ ra sớm, mạnh mẽ, liên tục, phối hợp chặt chẽ
- B. Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp
- C. Nổ ra muộn, nhưng phát triển mạnh mẽ
- D. Nổ ra muộn, nhưng phát triển liên tục, phối hợp chặt chẽ.
Câu 16: Văn học Đại Việt dưới thời Lê sơ không đi sâu phản ảnh nội dung nào sau đây?
- A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
- B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
- C. Phê phán xã hội phong kiến.
- D. Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc.
Câu 17: Nghệ thuật quân sự nào của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Tiến phát chế nhân
- B. Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình
- C. Thanh dã
- D. Đánh nhanh thắng nhanh
Câu 18: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 là
- A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui.
- B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam.
- C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi.
- D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công.
Câu 19: Kinh tế Đại Việt trong thế kỉ X-XV mang bản chất là
- A. kinh tế chiếm đoạt
- B. kinh tế tiểu nông, tự cung cự cấp
- C. kinh tế hàng hóa
- D. kinh tế tư bản chủ nghĩa
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu khởi nghĩa Lam Sơn từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?
- A. Lê Lợi chuyển quân vào Nghệ An
- B. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
- C. Lê Lợi tiến quân ra Bắc
- D. Chiến thắng Tốt Động- Trúc Động
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Giáo dục khoa học và kĩ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm