Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là:

  • A. khởi nghĩa Trần Tuân.
  • B. khởi nghĩa Lê Hy.
  • C. khởi nghĩa Phùng Chương.
  • D. khởi nghĩa Trần Cảo.

Câu 2: Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?

  • A. Lật đổ nhà Lê sơ.
  • B. Bị dập tắt nhanh chóng nên không có ý nghĩa gì.
  • C. Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
  • D. Tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ ở địa phương.

Câu 3: Nhà Mạc có nên bị đánh giá là một ngụy triều trong lịch sử phong kiến Việt Nam hay không? Vì sao?

  • A. có, vì nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê
  • B. không, vì nhà Mạc có công lớn trong việc xây dựng đất nước
  • C. có, vì nhà Mạc đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước
  • D. không, vì nhà Lê đang khủng hoảng, sự thay thế của triều đại mới là tất yếu

Câu 4: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?

  • A. Lê Chiêu Thống
  • B. Nguyễn Hoàng
  • C. Nguyễn Kim
  • D. Trịnh Kiểm

Câu 5: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

  • A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn
  • B. Nhà Mạc với nhà Lê.
  • C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.
  • D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 6: Cuộc chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc (Nam – Bắc triều) kết thúc vào năm nào?

  • A. Năm 1545
  • B. Năm 1592
  • C. Năm 1590
  • D. Năm 1560

Câu 7: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?

  • A. Mất hết quyền lực.
  • B. Vẫn nắm truyền thống trị.
  • C. Quyền lực bị suy yếu.
  • D. Cũng nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.

Câu 8: Cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (Từ 1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu?

  • A. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh
  • B. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An
  • C. 6 lần. Ở Thanh Hóa, Nghệ An
  • D. 4 lần. Ở Hà Tĩnh. Nghệ An

Câu 9: Ở Đàng Ngoài, việc cường hào đem cầm bán ruộng công có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nông dân?

  • A. mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt
  • B. phải chuyển làm nghề thủ công
  • C. phải chuyển nghề làm thương nhân
  • D. phải khai hoang, lập ấp mới

Câu 10: Ở đàng ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời sống nhân dân như thế nào?

  • A. Đói khổ, bần cùng
  • B. Vẫn còn thiếu thốn
  • C. Nhà nhà no đủ
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong có tác động như thế nào đến tình hình xã hội từ thế kỉ XVI đến XVIII?

  • A. hình thành một tầng lớp địa chủ lớn
  • B. hình thành một tầng lớp quý tộc
  • C. hình thành một tầng lớp quan lại
  • D. hình thành một tầng lớp xã trưởng

Câu 12: Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì?

  • A. gốm
  • B. dệt vải
  • C. giấy
  • D. tranh

Câu 13: Thành phố lớn nhất ở Đàng Trong vào thế kỉ XVII có tên là?

  • A. Hội An
  • B. Gia Định
  • C. Kẻ Chợ
  • D. Phố Hiến

Câu 14: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XIV?

  • A. Thời nhà Mạc
  • B. Thời vua Lê – “Chúa Trịnh”
  • C. Thời “chúa Nguyễn”
  • D. Không phải các triều đại trên

Câu 15: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn tích cực phát triển nông nghiệp nhằm mục đích chính là gì?

  • A. An cư lạc nghiệp, làm giàu cho chúa Nguyễn.
  • B. Chiêu mộ dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong.
  • C. Xây dựng cơ sở vật chất mạnh để chống lại họ Trịnh.
  • D. Sản xuất được nhiều nông sản để buôn bán, trao đổi với nước ngoài.

Câu 16: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?

  • A. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp.
  • B. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn.
  • C. Tha tô thuế binh dịch 3 năm.
  • D. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang.

Câu 17: Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao?

  • A. Đạo giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Ki-tô giáo.
  • D. Nho giáo.

Câu 18: Một trong những đề tài chính của văn học chữ Nôm trong các thế kỉ XVI - XVII là gì?

  • A. nêu cao tinh thần thống nhất 2 miền
  • B. kêu gọi nhân dân lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
  • C. đấu tranh khôi phục quyền lực nhà vua
  • D. tố cáo sự bất công của xã hội

Câu 19: Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI đến XVII?

  • A. nhiều phường hội được thành lập
  • B. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
  • C. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài
  • D. nhà nước đóng nhiều thuyền để thuận tiện buôn bán

Câu 20: Kẻ chợ còn có tên gọi là gì?

  • A. Thăng Long
  • B. Phố Hiến
  • C. Hội An
  • D. Thuận Hóa

Câu 21: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?

  • A. Alexandre de Rhôdes.
  • B. Chúa Nguyễn.
  • C. Chúa Trịnh.
  • D. Vua Lê.

Câu 22: Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa?

  • A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.
  • B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ do thám nước ta.
  • C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
  • D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn.

Câu 23: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?

  • A. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
  • B. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa
  • C. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp
  • D. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ

Câu 24: Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu?

  • A. truyền đạo
  • B. viết văn tự
  • C. sáng tác văn học
  • D. sáng tạo nghệ thuật

Câu 25: Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

  • A. chính quyền phong kiến suy sụp
  • B. vua Lê giành lại được thực quyền
  • C. chính quyền phong kiến được củng cố
  • D. chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước

Câu 26: Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nổi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cử, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương nghiệp nước ta vào thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XVII
  • B. Đầu thế kỉ XVIII
  • C. Giữa thế kỉ XVIII
  • D. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 27: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

  • A. Nắm quyền tối cao.
  • B. Chỉ là bù nhìn.
  • C. Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh.
  • D. Mất quyền vào tay chúa Nguyễn.

Câu 28: Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?

  • A. kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển
  • B. nông nghiệp phát triển, nông dân được mùa
  • C. kinh tế suy sụp trên tất cả các lĩnh vực
  • D. nông nghiệp suy thoái, công thương nghiệp phát triển mạnh

Câu 29: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

  • A. khởi nghĩa Hoàng Công Chất
  • B. khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
  • C. khởi nghĩa Lê Duy Mật
  • D. khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Câu 30: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở đâu?

  • A. Thanh Hóa
  • B. Nghệ An
  • C. Điện Biên (Lai Châu)
  • D. Tam Đảo

Câu 31: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

  • A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân.
  • B. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
  • C. Đem lại ruộng đất cho nông dân.
  • D. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo.

Câu 32: "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

  • A. khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
  • B. khởi nghĩa Lê Duy Mật
  • C. khởi nghĩa Hoàng Công Chất
  • D. khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Câu 33: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

  • A. chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần
  • B. chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam
  • C. chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc
  • D. vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh

Câu 34: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XVIII
  • B. Giữa thế kỉ XVIII
  • C. Nửa cuối thế kỉ XVIII
  • D. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn

  • A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.
  • B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
  • C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.
  • D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.

Câu 36: Ai là người tự xưng là "quốc phó" lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?

  • A. Mai Thúc Loan
  • B. Trương Phúc Loan
  • C. Nguyễn Hữu Chính
  • D. Vũ Văn Nhậm

Câu 37: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?

  • A. Điện Biên (Lai Châu)
  • B. Sơn La
  • C. Ba Tơ (Quảng Ngãi)
  • D. Truông Mây (Bình Định)

Câu 38: "Chiều chiều én liệng Truông Mây,

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành"

Hai câu thở trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?

  • A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
  • B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
  • C. Khởi nghĩa chàng Lía
  • D. khởi nghĩa Tây Sơn

Câu 39: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

  • A. Tây Sơn thượng đạo
  • B. Tây Sơn hạ đạo
  • C. Truông Mây
  • D. Phú Xuân

Câu 40: Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?

  • A. Bình Định
  • B. Thanh Hóa
  • C. Nghệ An
  • D. Hà Tĩnh
Xem đáp án
  • 11 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021