Giải bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
Hôm nay, KhoaHoc sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về đời sông kinh tế cũng như những sinh hoạt xã hội và văn hóa của nước ta. Cụ thể như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn từng lĩnh vực trong bài học ngay dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đời sống kinh tế
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp:
- Lễ cày tịch điền
- Khuyến khích khai hoang, đào kênh mương,
- Đắp đê phòng lũ lụt
- Cấm giết hại trâu bò…
- Kết quả: Nhiều năm mùa màng bội thu
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
a. Thủ công nghiệp
- Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
- Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng.
- Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh…
b. Thương nghiệp
- Việc buôn bán trong nước và nước ngoài được mở mang hơn trước. Vân đồn là nơi buôn bán rất sầm uất.
II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa
1. Những thay đổi về mặt xã hội
- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống thị, một số quan lại, một số dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
- Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã, họ phải làm đủ và nộp tô cho địa chủ, một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác.
- Những người làm nghề thủ công, buôn bán sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và nghĩa vụ với nhà vua.
- Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.
2. Giáo dục và văn hóa
a. Giáo dục
- Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
- Năm 1076 mở Quốc Tử giám, nhà nước quan tâm giáo dục, thi cử.
b. Văn hóa
- Văn học chữ Hán được phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông.
- Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc… phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt…
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
(trang 44 sgk Lịch Sử 7): - Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời:
Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa: biểu hiện sự quan tâm của nhà vua đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp. với tâm thức "…không tự mình cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo".
(trang 45 sgk Lịch Sử 7): - Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển ?
Trả lời:
Nền nông nghiệp thời Lý phát triển là do cả nước và nhân dân cùng đẩy mạnh, chăm lo sản xuất nông nghiệp.
- Hàng năm, vào mùa xuân, các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền.
- Nhà Lý khuyến khích khai khẩn ruộng hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.
- Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
(trang 46 sgk Lịch Sử 7): - Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó ? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống ?
Trả lời:
- Qua việc làm đó ta thấy do nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa lúc bấy giờ phát triển, có nhiều thợ thủ công dệt gấm vóc rất khéo tay (được vua dạy cho).
- Việc nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống thể hiện ý thức tự chủ, nghề dệt của ta đã phát triển nên không cần phải mua lụa, gấm của nhà Tống nữa.
(trang 46 sgk Lịch Sử 7): - Bước phát triển mới của thủ công nghiệp là gì ?
Trả lời:
Ngoài các nghề thủ công cổ truyền như làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, thời kì này nghề thủ công phát triển đạt trình độ cao nhờ bàn tay của những thợ thủ công tài giỏi tạo dựng nên những công trình rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội). vạc Phổ Minh (Nam Định).
(trang 46 sgk Lịch Sử 7): - Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tính hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào ?
Trả lời:
Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta thời đó rất phát triển. Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp phát triển, đặc biệt là các nghề thủ công cổ truyền sản xuất ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển. Từ đó, cả hai thấy cần thiết phải có sự trao đổi mua bán hàng hóa cho nhau.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: (trang 46 sgk Lịch sử 7): Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản suất nông nghiệp ?
Trả lời:
- Chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế.
- Vua tự cày tịch điền và tế thần Nông.
- Chú trọng khai khẩn ruộng hoang, đào kênh mương, làm thủy lợi.
- Cấm giết trâu bò , bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
=> Những chính sách đó góp phần làm mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Câu 2: (trang 46 sgk Lịch sử 7): Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.
Trả lời:
* Thủ công nghiệp:
- Các nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.
- Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.
- Nhiều công trình nổi tiếng : tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh….
* Thương nghiệp:
- Thăng Long là đô thi phồn thịnh.
- Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với nước ngoài.
Câu 3: (trang 46 sgk Lịch sử 7): Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Trả lời:
- Nông nghiệp phát triển mùa màng tươi tốt, thu hoạch được nhiều → đời sống nhân dân ổn định → tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt → nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau là điểu tất yếu xảy ra → thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường?
- Tại sao lại xảy ra “loạn 12 sứ quân”?
- Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.
- Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
- Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?
- Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào?
- Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?
- Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ?
- Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển ?
- Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII
- Qua các tác phẩm của mình, tác giả thời phục hưng muốn nói lên điều gì?