Bài 30: Tổng kết
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong chương trình lịch sử lớp 7. Hôm nay, sẽ là bài học cuối cùng nhằm củng cố lại một lần nữa những nội dung, sự kiện, dấu mốc quan trọng trong lịch sử 7. Chúng ta cùng đến với bài ôn tập ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến.
Về xã hội:
- Hình thành hàng loạt quốc gia phong kiến ở phương Đông và Châu Ẩu trong đó xã hội chia làm hai giai cấp cơ bản:
- Địa chủ hay lãnh chúa phong kiến.
- Nông dân phụ thuộc, nông nô.
- Nhà nước được tổ chức theo thế chế quân chủ do vua đứng đầu.
Về văn hoá:
- Văn hoá thời phong kiến phát triển chậm chạm, tuy nhiên cũng đạt được một số thành tựu đáng kể.
Về kinh tế:
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, đóng kín trong các công xã nông thôn hay lãnh địa.
- Thủ công và thương nghiệp từng bước phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phong kiến ở giai đoạn sau.
2. Sự khác nhau giữa phong kiến ở phương Đông và Châu Âu
Phương Đông | Phương Tây | |
Thời gian tồn tại | Thế kỉ III trước công nguyên XIX | Thế kỉ V, XV, XVI |
Kinh tế | Chủ yếu là nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn, công thương nghiệp phát triển chậm. | Ban đầu nông nghiệp lãnh địa là chính về sau cùng với đô thị, công thương nghiệp chiếm vị trí ngày càng quan trọng. |
Xã hội | Hai giai cấp cơ bản: Địa chủ, nông dân tá điền. | Hai giai cấp cơ bản: Lãnh chúa, nông nô |
3. Hãy nêu tên các vị anh hùng dân tộc đã có công dương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm,bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc.
Tên | Thời gian | Chiến công |
Ngô Quyền | X | Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. |
Lê Hoàn | X | Kháng chiến chống Tống lần I |
Lý Thường Kiệt | XI | Kháng chiến chống Tống lần II |
Trần Hưng Đạo | XII | Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên |
Lê Lợi – Nguyễn Trãi | XV | Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh. |
Quang Trung – Nguyễn Huệ | XVIII | Đánh tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm – Thanh. |
4. Hãy trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX
- Từ thế kỉ X – XIX nước ta chủ yếu là một nước nông nghiệp
- Sau ngày đất nước được hoàn toàn độc lập, thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển, nhiều làng nghề ra đời, nhiều phường thủ công được hình thành ở kinh đô Thăng Long.
- Thương nghiệp cũng được phát triển ở thế kỉ XVII – XVIII.
5. Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
- Văn học
- Khoa học – kĩ thuật
- Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình.
Xem thêm bài viết khác
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?
- Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân nguyên như thế nào?
- Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu? Giải Sử 7
- Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
- Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?
- Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.
- Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?
- Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?
- Đáp án đề 5 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 7
- Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ?
- Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981? Ôn tập Lịch sử 7
- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?