Bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế
Từ khi đất nước chia cắt thành hai miền Nam - Bắc triều, người đứng đầu mỗi bên đã có những chính sách khác nhau đối với lĩnh vực kinh tế văn hóa. Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kinh tế của cả hai bên Đàng Trong và Đàng Ngoài, liệu có gì khác biệt? Chúng ta cùng bắt đầu ngay bây giờ.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Kinh tế
1. Nông nghiệp
Đàng Ngoài:
- Kinh tế nông nghiệp giảm sút:
- Ruộng đất bỏ hoang
- Thiên tai xảy ra
- Đời sống nông dân đói khổ
Đàng Trong:
- Kinh tế nông nghiệp phát triển rõ rệt:
- Tổ chức khai hoang
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Đời sống nhân dân ổn định hơn.
- Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
a. Thủ công nghiệp:
- Phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công với những sản phẩm có giá trị.
b. Thương nghiệp:
- Thế kỉ XVII, buôn bán phát triển, xuất hiện nhiều chợ, phố xã, các đô thị.
- Thương nhân nước ngoài vào buôn bán tấp nập
- Hạn chế ngoại thương -> đô thị suy tàn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 110 – sgk lịch sử 7
Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ?
Câu 2: Trang 110 – sgk lịch sử 7
- Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?
- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?
Câu 3: Trang 111 – sgk lịch sử 7
Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.
Câu 4: Trang 112 – sgk lịch sử 7
Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 112 – sgk lịch sử 7
Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào ?
Câu 2: Trang 112 – sgk lịch sử 7
Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển
Câu 3: Trang 112 – sgk lịch sử 7
Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị
=> Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế