Bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê

  • 1 Đánh giá

Sau khi Ngô Quyền mất, Đinh Bộ Lĩnh tiến hành thống nhất đất nước. Đến năm 968, việc thống nhất đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Và từ đây, đất nước bước sang một thời kì mời, thời Đinh - Tiền Lê. Sau đây, KhoaHoc mời các bạn đến với bài học "nước Đại Việt thời Đinh - Tiền Lê".

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tình hình chính trị, quân sự.

1. Nhà Đinh xây dựng đất nước.

  • Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
  • Năm 970 vua Đinh đặt niên hiệu riêng là Thái Bình.
  • Phong vương cho con, cử tướng lĩnh nằm giữ chức vụ chủ chốt, dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

  • Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại.
  • Nội bộ triều đình lục đục
  • Nhân cơ hội, nhà Tống lăm le xâm lược.
  • Năm 980, Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua.
  • Lê Hoàn đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Tiền Lê.
  • Quân đội gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

a. Hoàn cảnh

  • Cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn, quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

b. Diễn biến:

  • Quân địch do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường thủy và bộ.
  • Ta diệt cánh quân bộ ở biên giới phía Bắc thắng lợi, phá tan cánh quân thủy ở sông Bạch Đằng.

c. Ý nghĩa:

  • Bảo vệ nền độc lập của đất nước
  • Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù
  • Chứng tỏ ý chí quyết tâm của nhân dân ta.

II. Sự phát triển kinh tế và văn hóa.

1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

a. Nông nghiệp:

  • Ruộng đất của lang xã chia đều cho nông dân cày cấy, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
  • Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang…được chú trọng.

=> Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển, nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích…, các năm 987, 989 được mùa.

b. Thủ công nghiệp:

  • Xây dựng nhiều xưởng thủ công: xưởng đúc tiền, ché vũ khí, may mũ áo..xây dựng cung điện, chùa chiền.
  • Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm…

c. Thương nghiệp:

  • Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.

2. Đời sống văn hóa xã hội

a. Xã hội:

Bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê

=> Quan hệ giữa các tầng lớp còn đơn giản chưa phân hóa sâu sắc.

b. Văn hóa giáo dục

  • Giáo dục chưa phát triển
  • Đạo phật được truyền bá rộng rãi, nhà sư được trọng dụng.
  • Sinh hoạt văn hóa dân gian: Nhiều loại hình văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền tồn tại và phát triển…

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC PHẦN I

Câu 1: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương từ thời Tiền Lê?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?

=> Xem hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC PHẦN I

Câu 2: Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

=> Xem hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN II

Câu 1: Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê


  • 42 lượt xem
Chủ đề liên quan