Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vội vàng (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Vội vàng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hình ảnh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để có thể nói như vậy?
- A. Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo.
- B. Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu.
- C. Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp của con người, sống làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp.
- D. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ.
Câu 2: Trong bài thơ Vội vàng, cảm nhận được dòng chảy của thời gian, Xuân Diệu thiết tha giục giã mọi người hãy yêu mến cuộc sống:
- A. Cuộc sống nơi tiên giới
- B. Cuộc sống trong mơ ước.
- C. Cuộc sống trong văn chương
- D. Cuộc sống nơi trần thế
Câu 3: Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu thể hiện tình yêu tha thiết với:
- A. cuộc sống nơi tiên giới.
- B. cuộc sống trần thế xung quanh mình.
- C. cuộc sống trong văn chương.
- D. cuộc sống trong mơ ước.
Câu 4: Cái hay của phép so sánh trong câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là:
- A. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh rất đời thường, gắn với cảm nhận về một tình yêu trẻ trung, cuồng nhiệt, nồng nàn.
- B. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh độc đáo, mang nhiều màu sắc nhục cảm.
- C. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng một hình ảnh mới lạ.
- D. so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của con người bằng hình ảnh rất quen thuộc.
Câu 5: Trong bài thơ Vội vàng, đang ngây ngất trước cảnh thiên đường trên mặt đất vì sao Xuân Diệu lại bỗng băn khuăn “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”
- A. Thi sĩ cảm nhận cuộc đời này không phải của mình
- B. Thi sĩ khát khao giao cảm với đời, nhưng lại mang mặc cảm đau thương.
- C. Thi sĩ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian sẽ làm cho tất cả đều tàn phai
- D. Thi sĩ biết cuộc đời mình rất ngắn ngủi
Câu 6: Nếu cần dùng một câu thật ngắn gọn tóm tắt đủ nội dung, cảm xúc đoạn mở đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu(13 dòng, từ đầu đến câu "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"), thì chỉ có thể dùng câu nào trong những câu sau?
- A. Một niềm ước muốn diệu vợi: chặn đứng bước đi của thời gian, vĩnh viễn hóa sắc hương và sự sống.
- B. Một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, kì thú, đầy niềm vui bày ra mời mọc con người tận hưởng.
- C. Một niềm vui bất tuyệt mà không trọn vẹn.
- D. Lòng trân trọng, niềm vui sướng dào dạt trước vẻ đẹp cùng những thú tuyệt diệu mà cuộc sống mùa xuân ban tặng con người.
Câu 7: Vì sao nhân vật trữ tình "tôi" chỉ sung sướng "một nửa" và vội vàng "một nửa"? (Vội vàng, Xuân Diệu). Câu trả lời đúng nhất là:
- A. vì đời người vốn ngắn ngủi.
- B. vì mùa xuân, tuổi trẻ không còn mãi.
- C. vì tất cả những gì tươi đẹp, kì thú sẽ mau chóng tàn phai.
- D. vì niềm vui và cơ hội tận hưởng niềm vui quá hữu hạn.
Câu 8: Dòng nào nói không đúng về tác giả Xuân Diệu?
- A. Cha là một nhà nho quê Hà Tĩnh, quê mẹ ở Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
- B. Với gần 50 tác phẩm gồm thơ, văn, nghiên cứu phê bình, dịch thuật, ông là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam
- C. Thơ văn ông được xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
- D. Có thơ đăng báo từ 1935, nổi tiếng từ 1937 như một nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh).
Câu 9: Khát vọng của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ mở đầu bài "Vội vàng" là :
- A. Muốn chiếm lĩnh thiên nhiên.
- B. Muốn xoay chuyển càn khôn
- C. Muốn thống trị vũ trụ.
- D. Muốn níu giữ hương sắc đất trời.
Câu 10: Giọng điệu trong bốn câu thơ mở đầu bài "Vội vàng" như thế nào ?
- A. Thiết tha
- B. Van xin
- C. Trầm hùng
- D. Trang trọng
Câu 11: Hình ảnh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng, Xuân Diệu) là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để có thể nói như vậy?
- A. Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu.
- B. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ.
- C. Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo.
- D. Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp của con người, sống làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp.
Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vội vàng (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Nghĩa của câu (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Đây thôn Vĩ Dạ (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Tiểu sử tóm tắt
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chữ người tử tù
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận phân tích
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hạnh phúc của một tang gia
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Lưu biệt khi xuất dương
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945