Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

6 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai nói với ông lí:

- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.

- Ồ việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị !

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Câu 1: Đoạn trích trên có những nhân vật nào tham gia hội thoại?

  • A. Bác Phô, bác Phô gái, ông lí
  • B. Bác Phô, ông lí
  • C. Bác Phô gái, ông lí

Câu 2: Khi bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn, ông lí đã đáp lại bằng hành động như thế nào?

  • A. Lời của ông lí không đáp ứng trực tiếp sự van xin của bác Phô gái mà từ chối một cách gián tiếp.
  • B. Lời của ông lí không đáp ứng trực tiếp sự van xin của bác Phô gái mà một cách gián tiếp đồng ý.
  • C. Ông lí không nói gì, chỉ thể hiện sắc thái khinh miệt qua cử chỉ khuôn mặt.

Câu 3: Lời của ông lí có hàm ý gì?

  • A. Bộ lộ quyền uy của mình
  • B. Thể hiện sự từ chối quyết liệt, mạnh mẽ lời van xin của bác Phô gái
  • C. Biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà
  • D. Tất cả các phương án trên

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ:

- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?

- À phải ! Hôm nay mồng ba... giá mình không hỏi tôi thì tôi quên... Tôi phải đi xuống phố.

Từ nhắc khéo:

- Hèn nào mà em thấy người thu tiền sáng nay đã đến...

Hộ sầm mặt lại:

- Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc...tiền nước mắm... còn chịu tất ! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.

(Nam Cao, Đời thừa)

Câu 4: Câu nói của Từ: "Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?" hỏi về thời gian hay có hàm ý gì khác?

  • A. Hỏi về thời gian đơn thuần
  • B. Có hàm ý: Đi ra ngoài để kiếm việc đi làm đi, đừng ở nhà nữa
  • C. Có hàm ý: Nhà hết tiền tiêu rồi và nhắc khéo đã đến ngày đi nhận tiền nhuận bút hằng tháng.

Câu 5: Câu nói của Từ: "Hèn nào mà em thấy người thu tiền sáng nay đã đến..." hỏi về việc thu tiền nhà hay có hàm ý gì khác?

  • A. Hỏi về việc thu tiền nhà đơn thuần
  • B. Có hàm ý: Nhà hết tiền rồi và nhắc khéo cần đi làm việc để có thêm thu nhập
  • C. Có hàm ý là: nhắc khéo Hộ về các khoản nợ

Câu 6: Câu nói trên của Từ đã vi phạm phương châm giao tiếp nào?

  • A. Vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp.
  • B. Vi phạm phương châm cách thức
  • C. Sử dụng các hành động nói gián tiếp

Câu 7: Cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

  • A. Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh
  • B. Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp
  • C. Tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện; hơn nữa, người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý, vì hàm ý là do người nghe suy ra.
  • D. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tac dụng như trên.

Câu 8: Chọn câu trả lời cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?"

  • A. Bút pháp văn học của Nam Cao không bằng Lỗ Tấn
  • B. Tác phẩm Chí Phèo đã vẽ chân thực bức tranh xã hội lúc bấy giờ
  • C. Ai mà chẳng thích ?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Văn hay

Một ông đồ ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo:

- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?

Thầy đồ lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ để chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:

- Bà nói vậy là thế nào?

Bà vợ thong thả nói:

- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được.

(theo truyện cười những chàng ngốc, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1993)

Câu 9: Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì?

  • A. Ngăn cản
  • B. Khuyên
  • C. Đề nghị
  • D. Khen

Câu 10: Lượt lời thứ nhất, bà đồ tỏ ý "khen tài văn chương" của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông?

  • A. Không tin tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông đồ, ông viết nhưng có thể bị loại bỏ vì văn kém.
  • B. Tin tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông đồ, viết vào giấy to để đủ chỗ viết.
  • C. Giấy to lại có giá rẻ hơn giấy nhỏ nên muốn ông đồ viết và giấy to cho tiết kiệm tiền.

Câu 11: Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?

  • A. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện vì còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và cũng muốn ông không phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.
  • B. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện vì muốn ông đồ cố gắng rèn luyện hơn nữa, để đạt được mong ước của ông đồ.
  • C. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện vì bản chất hay móc mỉa, khinh thường người khác của bà đồ và cũng muốn ông không phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.

Đọc lại tác phẩm Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 12: Nghĩa tường minh trong tác phẩm Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh là gì?

  • A. Nói về sóng biển
  • B. Nói về tuổi trẻ của người con gái
  • C. Nói về tình yêu mới chớm nở của người con gái

Câu 13: Lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì?

  • A. Tình yêu đằm thắm của một người con gái
  • B. Tuổi trẻ của một người con gái
  • C. Tình yêu bao la với biển cả và thiên nhiên

Câu 14: Hàm ý trong bài thơ được thể hiện như thế nào?

  • A. Thể hiện qua phương tiện ngôn ngữ rất phong phú, chủ yếu là nhờ các ẩn dụ và ngữ cảnh.
  • B. Thể hiện qua phương tiện ngôn ngữ rất phong phú, chủ yếu là nhờ các hoán dụ và ngữ cảnh.
  • C. Thể hiện qua phương tiện ngôn ngữ rất phong phú, chủ yếu là nhờ các cặp so sánh nhân hóa và ngữ cảnh.
Xem đáp án

=> Kiến thức Thực hành về hàm ý (tiếp theo)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội