Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Câu nào diễn đạt đúng?
- A. Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội.
- B. Tuy trời mưa nhưng đường không lầy lội.
- C. Mặc dù trười mưa nhưng đường lầy lội.
- D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 2: Câu văn nào hợp lô gíc?
- A. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một người mặc áo trắng.
- B. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một người thấp, béo.
- C. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người mặc áo kẻ và một người mặc áo trắng.
- D. Chọn B và C.
Câu 3: Cho câu: “Nó không chỉ học giỏi mà còn rất chăm học”. Cách nào chữa hợp lí mà ít làm thay đổi nghĩa của câu đã cho.
- A. Nó không chỉ học giỏi mà còn ngoan ngoãn.
- B. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng.
- C. Nó học giỏi vì nó rất chăm học.
- D. Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi.
Câu 4: Câu nào không mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc ?
- A. Trong bóng đá nói riêng và học tập nói chung, Minh đều đạt được những thành tích xuất sắc.
- B. Vừa đi học Mai vừa học giỏi.
- C. Tuy học giỏi nhưng Quân vẫn đỗ đại học.
- D. Mặc dù có chăm học nhưng Tuấn không học giỏi.
Câu 5: Nguyên nhân của việc mắc lỗi diễn đạt ở câu “Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm,... đều là những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc” là gì ?
- A. Vì tên các nhà thơ không được kể theo một trật tự nhất định.
- B. Vì Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
- C. Vì Xuân Diệu không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 6: Nguyên nhân mắc lỗi lôgic của câu “Các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc,... đều phơi bày cảnh sống khổ cực của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám” là gì ?
- A. Truyện Lão Hạc không phải của Ngô Tất Tố hoặc Nguyễn Công Hoan.
- B. Tên tác phẩm Lão Hạc không cùng loại với tên tác giả.
- C. Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan còn sáng tác cả sau Cách mạng.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7: Có một bạn viết “Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác”.
Câu nào có cách chữa hợp lí mà ít thay đổi nghĩa của câu đã cho trước.
- A. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép và các dùng học tập.
- B. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh những vùng bão lụt nhiều giấy bút, cặp sách và nhiều đồ dùng học tập khác.
- C. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh những vùng bị bão lụt nhiều đồ dùng học tập.
- D. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh những vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép.
Câu 8: Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến logic?
- A. Anh cúi đầu thong thả chào.
- B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.
- C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.
- D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
Câu 9: Câu "Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần vào năm 1998" sai vì :
- A. Bậc thềm và năm 1998 cùng một trường nghĩa.
- B. Bậc thềm và năm 1998 không cùng một trường nghĩa.
Câu 10: Trong số các câu sau câu nào đã chữa đúng ?
- A. Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần do bị ốm.
- B. Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần đi xe đạp.
- C. Tôi bị ngã hai lần, một lần dự thi điền kinh và một lần ở bậc thềm nhà.
- D. Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần ở cầu ao.
Câu 11: Có hai lỗi chính lúc nói và lúc viết là lỗi về ý tưởng, lỗi về dùng từ, đặt câu. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 12: Đây là hai câu thơ nói về nhân nghĩa và sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cười bạo." (Bình Ngô đại cáo)
- A. Sai về diễn đạt
- B. Sai về kiến thức
Câu 13: Câu văn sau đúng hay sai: "Lão Hạc phải "bán con" bán chó, cuối cùng "chết đói" một cách thảm hại."
- A. Con lão Hạc đi phu đồn điền cao su, chứ không phải lão Hạc bán con
- B. Lão Hạc không chết đói mà lão Hạc tử tự bằng bả chó
- C. Cả A và B đều sai về kiến thức
Câu 14: Phát hiện lỗi sai ở câu văn sau: Tre là cánh tay của nhà nông, "nhưng" tre còn là người bạn thân thiết của họ đã bao đời nay.
- A. Dùng từ "nhưng" sai và thừa
- B. Có thể bỏ chữ "nhưng", thay dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy
- C. Có thể bỏ chữ "nhưng", thay dấu phẩy bằng dấu chấm để tạo thành 2 câu đơn.
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Phát hiện lỗi sai trong câu văn sau: Em muốn học tốt cơ bản vì em thích nghề bác sĩ.
- A. Hai vế câu không liên quan đến nhau
- B. Lỗi chính tả từ "nghề"
- C. Lỗi dùng từ xưng hô "em"
- D. Lỗi diễn đạt
=> Kiến thức Soạn văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic) trang 127
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hịch tướng sĩ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Khi con tu hú
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Thuế máu
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu trần thuật
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ôn dịch, thuốc lá
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Bàn luận về phép học
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Văn bản tường trình
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Trợ từ, thán từ