Trắc nghiệm sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, người ta chia vi khuẩn ra thành 2 loại:
- A. kị khí bắt buộc và hiếu khí
- B. sống kí sinh và sống tự do
- C. có và không có thành tế bào
- D. Gram dương và Gram âm
Câu 2: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?
- A. Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm
- B. Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
- C. Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất thô sơ
- D. Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của tất cả các tế bào nhân sơ?
- A. Không có màng nhân
- B. Không có nhiều loại bào quan
- C. Không có hệ thống nội màng
- D. Không có thành tế bào bằng peptidoglican
Câu 4: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm
- A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn
- B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
- C. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép
- D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein
Câu 5: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?
- A. Hệ thống nội màng
- B. Các bào quan có màng bao bọc
- C. Bộ khung xương tế bào
- D. Riboxom và các hạt dự trữ
Câu 6: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan
- A. lizoxom
- B. riboxom
- C. trung thể
- D. lưới nội chất
Câu 7: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
- A. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm
- B. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng
- C. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
- D. Vi khuẩn chưa có màng nhân
Câu 8: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn:
- A. dễ dàng trao đổi chất với môi trường
- B. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ
- C. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc
- D. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống
Câu 9: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào
- A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào
- B. Cấu trúc của nhân tế bào
- C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn
- D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn
Câu 10: Một số vi khuẩn tránh được sự thực bào của bạch cầu nhờ cấu trúc nào sau đây?
- A. Màng tế bào
- B. Thành tế bào
- C. Lớp màng nhầy
- D. Nhân tế bào
Câu 11: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
- A. Giúp vi khuẩn di chuyển
- B. Tham gia vào quá trình nhân bào
- C. Duy trì hình dạng của tế bào
- D. Trao đổi chất với môi trường
Câu 12: Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ
- A. Bảo vệ cho tế bào
- B. Chứa chất dự trữ cho tế bào
- C. Tham gia vào quá trình phân bào
- D. Tổng hợp protein cho tế bào
Câu 13: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?
- A. Vỏ nhầy
- B. Thành tế bào
- C. Mạng lưới nội chất
- D. Lông
Câu 14: Cho các ý sau:
- Kích thước nhỏ
- Chỉ có riboxom
- Bảo quản khôn có màng bọc
- Thành tế bào bằng pepridoglican
- Nhân chứa phân tử ADN dạng vòng
- Tế bào chất có chứa plasmit
Trong các ý trên có những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?
- A. (1), (2), (3), (4), (5)
- B. (1), (2), (3), (4), (6)
- C. (1), (3), (4), (5), (6)
- D. (2), (3), (4), (5) , (6)
Câu 15: Cho các đặc điểm sau:
- Hệ thống nội màng
- Khung xương tế bào
- Các bào quan có màng bao bọc
- Riboxom và các hạt dự trữ
Có mấy đặc điểm thuộc về tế bào nhân sơ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 16: Trong môi trường đẳng trương có lizozim. Tiến hành cho vi khuẩn Gram dương có hình dạng khác nhau vào trong môi trường này thì:
- A. Tất cả các tế bào đều bị vỡ
- B. Tất cả các tế bào đều giữ nguyên hình dạng ban đầu
- C. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu
- D. Một số tế bào có dạng hình cầu, một số tế bào bị vỡ
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
- Các vi khuẩn được cấu tạo bằng tế bào nhân sơ
- Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh
- Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là các phân tử ADN vòng, trần
- Tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lizoxom
- Màng nhân của tế bào nhân sơ là loại màng kép
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
- A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 2
Câu 18: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?
- A. Bộ NST 2n của loài
- B. Nhiều phân tử ADN dạng vòng, trần
- C. ADN và protein histon
- D. Một phân tử ADN dạng vòng, trần
Câu 19: Vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương.
Người ta tiến hành thí nghiệm sau: Cho vi khuẩn Bacillus subtilis vào 2 ống nghiệm A và B đều có lyzozym. Ống nghiệm A chứa nước cất, ống nghiệm B chứa dung dịch đường saccarozo đẳng trương. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Lizozim trực tiếp phá bỏ màng sinh chất của tế bào vi khuẩn
- B. Dịch trong ống nghiệm A trở nên trong suốt rất nhanh
- C. Dịch trong ống nghiệm B độ đục hầu như không thay đổi
- D. Tế bào trong ống nghiệm B có dạng hình cầu
Câu 20: Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
- A. vi khuẩn mất khả năng chống lại sự xâm nhập của virut gây hại
- B. vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào
- C. vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng, kích thước của tế bào
- D. vi khuẩn mất khả năng trao đổi chất với môi trường xung quanh
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (P2)
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 4)
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 1)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 19: Giảm phân