Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đay không thuộc virut?
- A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào
- B. Chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic
- C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ
- D. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ
Câu 2: Điều nào sau đây là sai về virut?
- A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống
- B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN
- C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử
- D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut
Câu 3: Virut kí sinh ở thực vật lan sang các tế bào khác thông qua:
- A. Các khoảng gian bào
- B. Màng lưới nội chất
- C. Cầu sinh chất
- D. Hệ mạch dẫn
Câu 4: Virut sẽ xâm nhập vào tế bào nếu trên bề mặt tế bào đó có
- A. thụ thể đặc biệt
- B. kháng thể đặc hiệu
- C. ARN đặc thù
- D. kháng nguyên tương ứng
Câu 5: Mục đích của việc tiêm vacxin phòng bệnh là gì?
- A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
- B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
- C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
- D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut kí sinh ở thực vật?
- A. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật
- B. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật
- C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật
- D. Cả A, B và C
Câu 7: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
- B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể
- C. Miễn dịch không đặc hiệu là có sự tham gia của tế bào limpho T bình thường
- D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, nhờ có các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể
Câu 8: Bệnh viêm não Nhật Bản có vật trung gian truyền bệnh là
- A. muỗi
- B. ruồi
- C. chuột
- D. chim di cư
Câu 9: Thành phần nào sau đây được xem là bộ gen của virut?
- A. ADN
- B. ARN, protein
- C. ADN hoặc ARN
- D. Nucleoxom
Câu 10: Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc?
- A. Kháng nguyên
- B. Kháng thể và lizozim
- C. Chất vi lượng
- D. Lơi khuẩn
Câu 11: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?
- A. Bệnh lao
- B. Bệnh cúm
- C. Bệnh bạch tạng
- D. Bệnh dại
Câu 12: Đối với những người bệnh bị chết do AIDS, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do:
- A. Virut HIV phá hủy các tế bào bạch cầu limpho T
- B. Sau một thời gian HIV tấn công bạch cầu, người bệnh bị ung thư máu
- C. Hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội
- D. Sau một thời gian bị HIV tấn công, bạch cầu limpho T trở thành ác tính tiêu diệt các bạch cầu còn lại
Câu 13: Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ?
- A. hấp thụ
- B. xâm nhập
- C. sinh tổng hợp
- D. lắp ráp
Câu 14: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut?
- A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut
- B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut
- C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu
- D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut
Câu 15: Virut bám được trên bề mặt tế bào chủ là nhờ:
- A. Màng tế bào có chứa protein
- B. Bề mặt tế bào có chứa các thụ thể
- C. Virut đã gây cảm ứng với tế bào và tế bào chủ có ái lực đối với virut
- D. Protein bề mặt của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào
Câu 16: Có bao nhiêu nguyên nhân trong các nguyên nhân sau khiến Phago không thể giết chết hết toàn bộ vi khuẩn?
Phago chỉ bám mặt ngoài vi khuẩn nên chỉ làm vi khuẩn suy yếu
Một số loại phago sống chung với vi khuẩn mà không giết chết vi khuẩn
- Vi khuẩn co thể đột biến làm thay đổi cấu hình của thụ thể làm phago không thể bá và xâm nhập vào vi khuẩn
- Trong cơ thể vi khuẩn có enzym giới hạn có thể nhận ra và tiêu diệt phago
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (P2)