Trắc nghiệm sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:
- A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
- B. thực hiện tiêu hóa cơ học- tiêu hóa hóa học- hấp thụ thức ăn
- C. tiêu hóa cơ học- hấp thụ thức ăn
- D. đáp án A và B
Câu 2: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?
- A. Protein
- B. Tinh bột chín
- C. Lipit
- D. Tinh bột sống
Câu 3: Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là
- A. răng cửa giữa và giật cỏ
- B. răng nanh nghiền nát cỏ
- C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
- D. răng nanh giữ và giật cỏ
Câu 4: Những động vật nào sau đây dạ dày có 4 ngắn?
- A. Trâu, dê, cừu
- B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu
- C. Ngựa, thỏ, chuột
- D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, trâu
Câu 5: Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:
- A. miệng, dạ dày, ruột non
- B. miệng, thực quản, dạ dày
- C. thực quản, dạ dày, ruột non
- D. dạ dày, ruột non, ruột già
Câu 6: Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là
- A. răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
- B. răng cửa giữ thức ăn
- C. răng nanh cắn và giữ mồi
- D. răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ
Câu 7: Những điểm giống nhau trong tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là:
- A. đều tiêu hóa ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hóa
- B. cấu tạo ruột non và manh tràng
- C. đều gồm hai quá trình biến đổi: cơ học và hóa học
- D.cả A và C
Câu 8: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại ?
- A. Dạ cỏ
- B. Dạ lá sách
- C. Dạ tổ ong
- D. Dạ múi khế
Câu 9: Xét các loài sau:
(1) Ngựa (2) Thỏ (3) Chuột (4) Trâu
(5) Bò (6) Cừu (7) Dê
Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn?
- A. (4), (5), (6) và (7)
- B.(1), (3), (4) và (5)
- C. (1), (4), (5) và (6)
- D. (2), (4), (5) và (7)
Câu 10: Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
- A. Vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được
- B. Vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa
- C. Vì thức ăn có tỉ lệ dinh dưỡng cao
- D. Cả A và C
Câu 11: Trâu bò chỉ ăn cỏ, nhưng trong máu của loài động vật này có hàm lượng axit amin (aa) rất cao. Nguyên nhân là vì:
- A. trâu, bò có dạ dày 4 túi nên tổng hợp tất cả các aa cho riêng mình
- B. trong dạ dày trâu, bò, có vi sinh vật chuyển hóa đường thành aa và protein
- C. cỏ có hàm lượng aa và protein rất cao
- D. ruột của trâu, bò không hấp thụ aa
Câu 12: Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là
- A. vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn
- B. dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt
- C. nhai thức ăn trước khi nuốt
- D. chỉ nuốt thức ăn
Câu 13: Khi nói về hoạt động tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ở động vật nhại lại và động vật ăn thực vật có dạ dày đơn, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Ở động vật nhai lại có hiệu qua hơn vì thức ăn được tiêu hóa kĩ hơn
- B. Ở động vậy ăn thực vật có dạ dày đơn biến đổi sinh học xảy ra ở manh tràng phần thức ăn còn lại được hấp thụ ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa thấp và hấp thụ kém hơn
- C. Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là dạ dày múi khế
- D. Ở động vật nhai lại thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, sau đó tiếp tục biến đổi sinh học ở manh tràng và hấp thụ ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ cao
Câu 14: Khi nói về hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Ở miệng, tinh bột có trong thức ăn biến đổi thành mantozo do tác dụng của men amylaza có trong nước bọt.
- Enzim tipeptitdaza và enzim dipeptitdaza đều do tuyến tụy tiết ra để tiêu hóa protein
- Ở dạ dày gluxit không được tiêu hóa
- Các enzim lactaza, mantaza, sacaraza đều tiêu hóa disaccrit thành monosaccarit tại ruột
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
Câu 15: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào?
- A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại
- B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
- C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
- D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Câu 16: Trong ruột non, chất dinh dưỡng được hấp thụ nhờ những cơ chế nào sau đây?
- Cơ chế khuếch tán
- Cơ chế vận chuyển tích cực
- Cơ chế vận chuyển thụ động qua kệnh protein
- Cơ chế nhập bào
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 1, 2, 3
- C. 2, 3, 4
- D. 1, 3, 4
Câu 17: Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì đô pH thấp (môi trường axit)còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hiện tượng này có ý nghĩa:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzim đặc trưng ở khu vực đó
- Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt vi sinh vật kí sinh
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu hóa: mỗi loại chất dinh dưỡng được tiêu hóa ở một vùng nhất định của ống tiêu hóa
- Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động cua các bộ phận trong ống tiêu hóa
Tổ hợp đúng là:
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 1, 2, 4
- C. 2, 3, 4
- D. 1,3, 4
Câu 18: Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?
- thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
- tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
- hấp thụ bớt nước trong thức ăn
- thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Phương án trả lời đúng là:
- A. (1), (2) và (3)
- B. (1), (2), và (4)
- C. (2), (3) và (4)
- D. (1), (3) và (4)
Câu 19: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng
- A. làm tăng nhu động ruột
- B. làm tăng bề mặt hấp thụ
- C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học
- D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
Câu 20: Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước
- A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn
- B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn
- C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
- D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn
Câu 21: Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
- A. tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ
- B. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
- C. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ
- D. thức ăn được ở lên miệng để nhai lại
Câu 22: Có bao nhiêu loại dịch tiêu hóa sau đây có đầy đủ các enzim tiêu hóa protein, tiêu hóa gluxit, tiêu hóa lipit?
- Dịch tụy
- Dịch mật
- Dịch ruột
- Dịch vị
- A. 4
- B. 3
- C. 1
- D. 2
Câu 23: Khi nói về răng của thú ăn cỏ, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Răng nanh có tác dụng nghiền nát cỏ
- B. Răng cửa dùng để giữ và giật cỏ
- C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều giờ cứng giúp nghiền nát cỏ
- D. Răng nanh giữ và giật cỏ
Câu 24: Trong các phát biểu sau:
- Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn
- Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
- Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển
- Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển
- Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài
- Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 25: Hình bên là bộ phận tiêu hóa nào? Của loài nào (trâu/ngựa/dê/thỏ) ? Chọn chú thích đúng cho hình
- A. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ lá sách ; 3- dạ cỏ ; 4- dạ tỏ ong ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
- B. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
- C. dạ dày của ngựa. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
- D. dạ dày của ngựa. 1- tá tràng ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
=> Kiến thức Bài 16 sinh 11: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 28: Điện thế nghỉ
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 23: Hướng động
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 5: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P3)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 2)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 37
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P3)