Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ví dụ nào thuộc tập tính học được?
- A. Chim đưa thư mang thư đến nơi nhận.
- B. Tò vò xây tổ để đẻ trứng.
- C. Ngỗng con mới nở chạy theo ngỗng mẹ.
- D. Chim mẹ bảo vệ và chăm sóc con non khi nở.
Câu 2: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép là:
- A. Tạo 2 phôi trong cùng 1 hạt.
- B. Hình thành nội nhũ tam bội.
- C. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
- D. Tiết kiệm vật liệu di truyền.
Câu 3: Hạt do
- A. bầu nhụy phát triển thành.
- B. vòi nhụy phát triển thành.
- C. noãn đã thụ tinh phát triển thành.
- D. phôi nhũ phát triển thành.
Câu 4: Cơ sở sinh học của sinh sản hữu tính là:
- A. Giảm phân, phân chia.
- B. Thụ tinh, nguyên phân.
- C. Giảm phân, thụ tinh.
- D. Giảm phân, thụ tinh, nguyên phân.
Câu 5: Tác dụng nào không phải của auxin?
- A. Kích thích cành giâm ra rễ.
- B. Kích thích nguyên phân.
- C. Thúc quả chóng chín.
- D. Kích thích sinh trưởng giãn dài của tế bào.
Câu 6: Tác dụng chủ yếu của việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim là:
- A. bảo vệ trứng khỏi sự tấn công của động vật khác.
- B. đảm bảo nhiệt độ thích hợp để phôi phát triển.
- C. không cho trứng tiếp xúc với ánh sáng.
- D. tăng sự gắn kết giữa chim bố và chim mẹ.
Câu 7: Hoocmon thúc quả xanh chóng chín ở cây dứa là
- A. etilen.
- B. giberelin.
- C. axit abxixic.
- D. auxin.
Câu 8: Giai đoạn cuối cùng trong các giai đoạn của điện thế hoạt động là
- A. giai đoạn tái phân cực.
- B. giai đoạn đảo cực.
- C. giai đoạn mất phân cực.
- D. giai đoạn điện thế nghỉ.
Câu 9: Phát biểu nào đúng?
- A. Những loài cây chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ/ngày (điều kiện ngày ngắn) gọi là cây ngắn ngày.
- B. Hướng dương, lúa mì, cà rốt, cà phê, cà tím, cà chua, đại mạch, sen cạn là những cây trung tính.
- C. Những loài cây chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ/ngày (điều kiện ngày ngắn) gọi là cây ngày dài.
- D. Những loài cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn (thời gian chiếu sáng ít hơn hoặc bằng hoặc hơn 12 giờ/ngày) gọi là cây trung tính.
Câu 10: Mối quan hệ giữa 2 dạng phitôcrôm Pđ và Pđx là:
- A. hai dạng chuyển hoá lẫn nhau do tác động của ánh sáng.
- B. hai dạng chuyển hoá lẫn nhau do tác động của nhiệt độ.
- C. hai dạng khôngchuyển hoá lẫn nhau.
- D. chỉ Pđx chuyển hoá thành Pđ do tác động của ánh sáng.
Câu 11: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:
- A. Cá chép, gà, thỏ, khi.
- B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
- C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
- D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 12: Hoocmon nào kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh vào giai đoạn dậy thì ở người?
- A. ơstrôgen, ecđisơn.
- B. ơstrôgen, testôterôn.
- C. Tirôxin, ơstrôgen.
- D. Tirôxin, testôterôn.
Câu 13: Đặc điểm nào không đúng với sinh trưởng thứ cấp?
- A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
- B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
- C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
- D. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
Câu 14: Chất trung gian hóa học phổ biến trong xinap của động vật là
- A. axetylcolin.
- B. endorphin.
- C. dopamin.
- D. serotonin.
Câu 15: Đặc điểm nào không đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô tính?
- A. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu.
- B. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền.
- C. Con giữ được các đặc tính của mẹ.
- D. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
Câu 16: Tự thụ phấn là hiện tượng
- A. hạt phấn của cây này rơi vào đầu nhụy hoa của cây khác.
- B. hạt phấn chuyển từ vòi nhụy xuống bầu nhụy của cùng 1 hoa.
- C. hạt phấn chuyển từ đầu nhị của hoa này xuống vòi nhụy hoa khác cùng cây.
- D. hạt phấn chuyển từ đầu nhị xuống vòi nhụy của cùng 1 hoa hoặc của hoa khác cùng cây.
Câu 17: Cơ sở sinh học của sinh sản vô tính là:
- A. Giảm phân, thụ tinh.
- B. Giảm phân.
- C. Thụ tinh
- D. Nguyên phân.
Câu 18: Bào tử thường nằm ở
- A. mép lá.
- B. mặt dưới của lá cây.
- C. mặt trên của lá cây.
- D. thân cây.
Câu 19: Phát biểu nào đúng?
- A. Phát triển không qua biến thái khác với phát triển qua biến thái ở chỗ không có giai đoạn con non.
- B. Phát triển không qua biến thái có ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.
- C. Phát triển của châu chấu là một ví dụ điển hình về phát triển qua biến thái hoàn toàn.
- D. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng, lưỡng cư và bò sát.
Câu 20: Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là
- A. chuỗi phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau.
- B. chuỗi phản xạ không điều kiện kế tiếp nhau.
- C. là 1 cung phản xạ riêng lẽ.
- D. tùy thời điểm mà xác định có thể là chuỗi phản xạ có điều kiện hoặc không điều kiện.
Câu 21: Tia tử ngoại có tác dụng
- A. đẩy nhanh quá trình phân bào.
- B. giúp chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D.
- C. đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục.
- D. chuyển hoá canxi thành xương.
Câu 22: Quá trình phát triển cơ thể ở loài bướm trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?
- A. 2 giai đoạn.
- B. 3 giai đoạn.
- C. 4 giai đoạn.
- D. 1 giai đoạn.
Câu 23: Tirôxin được sản sinh ra ở
- A. tuyến giáp.
- B. tuyến yên.
- C. tuyến thượng thận.
- D. tinh hoàn.
Câu 24: Giao phấn là hiện tượng
- A. hạt phấn chuyển từ vòi nhụy xuống bầu nhụy của cùng 1 hoa.
- B. hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhụy của hoa khác.
- C. hạt phấn của cây này rơi vào đầu nhụy hoa của cây khác.
- D. hạt phấn chuyển từ đầu nhị xuống đầu nhụy của cùng 1 hoa.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không thuộc dây thần kinh vận động?
- A. Lan truyền thông tin dưới dạng xung điện từ hệ thần kinh đến các cơ quan vận động.
- B. Lan truyền xung theo cách nhảy cóc.
- C. Có tốc độ lan truyền xung rất nhanh.
- D. Là sợi thần kinh không có bao miêlin.
Câu 26: Bằng cách nào thực vật nhận biết được các mùa trong năm?
- A. Qua cảm nhận quang chu kì.
- B. Qua cảm nhận nhiệt độ.
- C. Qua độ dài chiếu sáng trong ngày.
- D. Qua đồng hồ sinh học.
Câu 27: Nghiên cứu hệ thần kinh của động vật có vú, người ta thấy tỉ lệ khối lượng não/khối lượng cơ thể của các loài rất khác nhau: Cá voi: 1/2000; voi: 1/500; sư tử: 1/500; chó: 1/250; tinh tinh: 1/100; người: 1/45. Tỉ lệ trên phản ánh điều gì?
- A. Động vật càng lớn thì não càng nhỏ.
- B. Ở động vật bậc cao số lượng tế bào thần kinh rất lớn.
- C. Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật bậc cao.
- D. Tỉ lệ khối lượng não trên khối lượng cơ thể càng lớn, sinh vật càng thích nghi với môi trường.
Câu 28: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
- A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
- B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
- C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
- D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
Câu 29: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính?
- A. Bộ NST của loài không thay đổi.
- B. Có cơ chế nguyên phân.
- C. Có cơ chế giảm phân và thụ tinh.
- D. Kiểu gen của thế hệ sau giống thế hệ trước.
Câu 30: Vì sao khi thự hành mổ tim ếch chúng ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ ếch?
- A. Người ta hủy tủy sống làm giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi.
- B. Vì tủy sống điều chỉnh tốc độ máu chảy trong mạch nên khi hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác.
- C. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.
- D. Vì hủy tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi mổ nên ít giãy dụa hơn giúp dễ thao tác và quan sát.
Câu 31: Đặc điểm nào không phải của các tế bào mô phân sinh?
- A. Tế bào chất chứa nhiều không bào lớn.
- B. Tế bào non.
- C. Tế bào chưa phân hóa.
- D. Chất tế bào đặc.
Câu 32: Thụ tinh nhân tạo được sử dụng trong các biện pháp nào?
- A. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
- B. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp, thay đổi các yếu tố môi trường.
- C. Thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi, sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
- D. Thay đổi các yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
Câu 33: Mục đích của việc nghiên cứu điện thế nghỉ là tìm hiểu
- A. sự biến đổi sinh lý của tế bào lúc co hay dãn.
- B. sự biến đổi điện thế động.
- C. chức năng của các tế bào thần kinh khi bị kích thích.
- D. sự biến đổi tâm lý con người ở các giai đoạn khác nhau.
Câu 34: Chất nào sau đây có tác dụng đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới ngăn chặn sự già hóa?
- A. Auxin.
- B. Xitokinin.
- C. Axit abxixic.
- D. Giberelin.
Câu 35: Đối vơi gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
- A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm.
- B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt.
- C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
- D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
Câu 36: Tập tính vị tha thuộc dạng tập tính nào?
- A. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
- B. Tập tính sinh sản.
- C. Tập tính kiếm ăn.
- D. Tập tính xã hội.
Câu 37: Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là:
- A. Hiệu suất sinh sản tốt hơn.
- B. Con non yếu nên tỷ lệ sống sót thấp hơn.
- C. Luôn cần phải có hai cá thể bố và mẹ tham gia vào quá trình sinh sản.
- D. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển của con.
Câu 38: Ở thực vật có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính mà không có ở sinh sản vô tính?
(1) Có quá trình thụ tinh.
(2) Có quá trình nguyên phân.
(3) Các cơ thể con có thể có dặc điểm khác nhau.
(4) Ở đời con có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ.
- A. 4.
- B. 3.
- C. 2.
- D. 1.
Câu 39: Phương thức sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ở động vật có đặc điểm:
- A. Con non có đặc điểm cấu tạo, hình thái tương tự con trưởng thành.
- B. Qua nhiều lần lột xác.
- C. Không phải qua lột xác.
- D. Con non giống hệt con trưởng thành về cấu tạo sinh lí chỉ khác về kích thước và khối lượng.
Câu 40: Ý nào sau đây không giải thích được sự lan truyền xung điện trên sợi có bao theo cách nhảy cóc?
- A. Bao miêlin có bản chất là photpholipit nên có tính dẫn điện.
- B. Bao miêlin bao bọc ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie có mang điện tích.
- C. Quá trình mất phân cực – đảo cực – tái phân cực diễn ra tại các eo Ranvie.
- D. Xung lan truyền liên tục theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie kề bên.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P3)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26 Cảm ứng ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Sinh sản ở động vật (P2)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật (tiếp)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 4: Vai trò của nguyên tố khoáng