Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

  • A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 2: Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

  • A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
  • B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
  • C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
  • D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn

Câu 3: Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì

  • A. quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
  • B. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng
  • C. diềm nắp mang chỉ mở một chiều
  • D. cá bơi ngược dòng nước

Câu 4: Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ

  • A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
  • B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực
  • C. sự vận động của các chi
  • D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ

Câu 5: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào?

  • A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại
  • B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
  • C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
  • D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Câu 6: Trong các phát biểu sau:

(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn

(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển

(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển

(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài

(6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 7: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là

  • A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
  • B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
  • C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
  • D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn

Câu 8: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng

  • A . Vận chuyển chất dinh dưỡng
  • B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
  • C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
  • D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết

Câu 9: trong các loài sau đây:

(1)tôm (2) cá (3) ốc sên

(4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

  • A. (1), (3) và (5)
  • B. (1), (2) và (3)
  • C. (2), (5) và (6)
  • D. (3), (5) và (6)

Câu 10: Vai trò của insulin là tham gia điều tiết khi hàm lượng glucozơ trong máu

  • A. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu thấp
  • B. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cao
  • C. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng cao
  • D. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng thấp

Câu 11: Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là

  • A. tăng cường khả năng quang hợp
  • B. hạn chế sự mất nước
  • C. tăng cường sự hấp thụ nước của rễ
  • D. tăng cường vào lá

Câu 12: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong

  • A. không bào tiêu hóa.
  • B. túi tiêu hóa.
  • C. ống tiêu hóa.
  • D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.

Câu 13:Trong hệ tuần hoàn kín

  • A. máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)
  • B. tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được
  • C. máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình
  • D. màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

Câu 14: Huyết áp là lực co bóp của

  • A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  • B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  • C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  • D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

Câu 15: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng

  • A. 95 lần/phút
  • B. 85 lần/phút
  • C. 75 lần/phút
  • D. 65 lần/phút

Câu 16: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong

  • A. tế bào
  • B. mô
  • C. cơ thể
  • D. cơ quan

Câu 17: Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

  • A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn
  • B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn
  • C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
  • D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn

Câu 18: Những chất nào sau đây tham gia cơ chế điều hòa ở thận?

  • A. Anđôstreron, rênin
  • B. Glucagon, insualin
  • C. ADH, rênin
  • D. Glucagon, ADH

Câu 19: Khi nói về sự di chuyển của khí và khí $CO_{2}$ diễn ra ở các mô của các cơ quan, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. từ tế bào vào máu
  • B. từ máu ra phế nang
  • C. từ tế bào vào máu
  • D. Sau khi trao đổi khí, nồng độ trong máu tăng cao

Câu 20: Tim bơm máu vào động mạch theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy thành dòng liên tục trong mạch, nguyên nhân chính là do:

  • A. lực liên kết giữa các phân tử máu
  • B. lực liên kết giữa máu và các thành mạch
  • C. tính đàn hồi của thành mạch
  • D. tim co rồi giãn có chu kì giúp dàn máu thành dòng trong mạch
Xem đáp án
  • 32 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021