Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Lực đóng vai trò chính co quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá là lực nào sau đây?
- A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)
- C. Lực liên kết giữa các phân tử nước
- D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
Câu 2: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?
- A. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá
- B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá
- C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ
- D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ
Câu 3: Trong các biện pháp sau:
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.
(4) Vun gốc và xới đất cho cây.
Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?
- A. 1.
- B. 2
- C. 3
- D. 4.
Câu 4: Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở cây là:
- A. Tăng lượng nước cho cây
- B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
- C. Cân bằng khoáng cho cây
- D. Làm giảm lượng khoáng trong cây
Câu 5: Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?
- A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
- B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
- C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
- D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 6: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
- A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe
- B. Zn Cl, B, K, Cu, S
- C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
- D. C, H, O, K, Sn, Cu, Fe
Câu 7: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
- A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
- B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
- C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
- D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 8: Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…
(1), (2) và (3) lần lượt là:
- A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.
- B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
- C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.
- D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
Câu 9: Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng trong quá trình quang hợp, thì các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
- A. Tổng hợp ADN
- B. Tổng hợp protein
- C. Tổng hợp lipit
- D. Tổng hợp cacbohidrat
Câu 10: Nito tồn tại trong đất dưới những dạng nào sau đây?
- Nito vô cơ
- Nito hữu cơ
- Nito phân tử
- Nito hợp chất
- A. 1, 2, 3
- B. 1, 2, 4
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 1, 3, 4
Câu 11: Khi không cộng sinh với cây họ đậu thì vi khuẩn Rhizobium không có khả năng cố định đạm. Nguyên nhân là do vi khuẩn thiếu:
- A. enzim nitrogenaza
- B. chất khử NADH và ATP
- C. nguyên tố vi lượng
- D. môi trường sống thích hợp
Câu 12: Pha sáng của quang hợp là:
- A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
- B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
- C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã đươc caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
- D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP
Câu 13: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
- A. Tích lũy năng lượng.
- B. Tạo chất hữu cơ.
- C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
- D. Điều hòa không khí.
Câu 14: Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là
- A. rau dền, kê, các loại rau.
- B. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
- C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
- D. lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 15: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây
Phương án trả lời đúng là:
- A. (1), (2) và (3)
- B. (1), (2) và (4)
- C. (2), (3) và (4)
- D. (1) , (3) và (4)
Câu 16: Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt
- A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
- B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
- C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
- D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
Câu 17: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
- A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
- B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
- C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
- D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 24: Ứng động Sinh học
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 45
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 7)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 4)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 30: Truyền tin qua xinap
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (P1)