Trắc nghiệm sinh học 12 bài 23: Ôn tập phần Di truyền học Sinh học
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 23: Ôn tập phần Di truyền học Sinh học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
- A. đột biến gen
- B. đột biến NST
- C. biến dị tổ hợp
- D. biến dị đột biến
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
- A. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma
- B. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, còn có các gen quy định các tính trạng thường
- C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY
- D. Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái
Câu 3: Cho các biện pháp:
- Tư vấn sàng lọc trước khi sinh.
- Tạo môi trường trong sạch.
- Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để bảo vệ mùa màng.
- Sử dụng hóa chất để bảo quản thực phẩm.
- Sử dụng phân bón hóa học nồng độ cao để tăng năng suất.
Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp bảo vệ vốn gen loài người là:
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 5
Câu 4: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen
- B. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai
- C. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới
- D. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái
Câu 5: Cho các thành tự sau:
- Tạo giống cà chua có gen làm chin quả bị bất hoạt.
- Tạo giống dâu tằm tứ bội.
- Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten trong hạt.
- Tạo giống dưa hấu đa bội
Các thành tự được tạo ra bằng công nghệ gen là
- A. (3) và (4)
- B. (1) và (3)
- C. (1) và (2)
- D. (2) và (4)
Câu 6: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
- Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
- Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
- Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
- A. (1) → (2)→ (3)
- B. (1) → (3) → (2)
- C. (2) → (3) → (1)
- D. (3) → (1) → (2)
Câu 7: Khi nói về NST giới tính, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây?
- NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma.
- Trên NST giới tính, chỉ mang gen quy định tính đực, cái của loài.
- Gen trên NST giới tính Y chỉ di truyền cho đời con ở giới XY.
- Trong cùng 1 loài, cặp NST giới tính của con đực giống với cặp NST giới tính của con cái.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 8: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
- A. đột biến gen
- B. đột biến NST
- C. biến dị tổ hợp
- D. biến dị đột biến
Câu 9: Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là
- A. lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn
- B. tứ bội hóa các tế bà thu được do lai xa
- C. lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau
- D. cho tự thụ phấn bắt buộc
Câu 10: Các phát biểu dưới đây nói về thể truyền sử dụng trong công nghệ gen, phát biểu nào là đúng?
- A. Thành phần có thể được sử dụng làm thể truyền gồm plasmit, vi khuẩn E. coil và virut.
- B. Thể truyền có chứa các enzim cắt và nối cho phép tạo ra ADN tái tổ hợp.
- C. Thể truyền giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
- D. Thể truyền giúp đoạn gen mới có thể tồn tại, nhân lên và hoạt động được trong tế bào nhận.
Phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp làm tiêu bản quan sát bộ NST. Bằng phương pháp này người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
- Hội chứng siêu nữ
- Hội chứng Claiphento
- Bệnh pheninketo niệu
- Bệnh mù màu
- Tật có túm lông ở vành tai
- Hội chứng tiếng khóc mèo kêu
Phương án đúng là
- A. (1), (3) và (5)
- B. (3), (4) và (6)
- C. (2), (5) và (6)
- D. (1), (2) và (6)
Câu 11: Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây đang có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?
- A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,5AA : 0,25Aa : 0,04aa.
- B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 1Aa.
- C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 1aa.
- D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.
Câu 12: Cho các phương pháp sau:
- Nuôi cấy mô tế bào.
- Sinh sản sinh dưỡng.
- Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.
- Tự thu phấn bắt buộc.
Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của 1 giống có ưu thế lai, các phương pháp sẽ được sử dụng là:
- A. (1) và (2)
- B. (1), (2) và (3)
- C. (1), (2), (3) và (4)
- D. (1) và (3)
Câu 13: Các phát biểu dưới đây nói về thể truyền sử dụng trong công nghệ gen, phát biểu nào là đúng?
- A. Thành phần có thể được sử dụng làm thể truyền gồm plasmit, vi khuẩn E. coil và virut.
- B. Thể truyền có chứa các enzim cắt và nối cho phép tạo ra ADN tái tổ hợp.
- C. Thể truyền giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
- D. Thể truyền giúp đoạn gen mới có thể tồn tại, nhân lên và hoạt động được trong tế bào nhận.
Câu 14: Trong số các xu hướng sau:
- Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
- Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
- Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
- Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
- Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
- Đa dạng về kiểu gen.
- Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là:
- A. (1), (3), (5) và (7)
- B. (2), (3), (5) và (7)
- C. (2), (3), (5) và (6)
- D. (1), (4), (6) và (7)
Câu 15: Có 1 bệnh nhân nam bị đột biến số lượng NST, khi xét nghiệm tế bào học thì thấy trong mỗi tế bào sinh dưỡng đang ở kì giữa của nguyên phân đếm được 47 NST kép. Bệnh nhân đó có thể bị bệnh hoặc hội chứng nào sau đây?
- A. Hội chứng Đao, Claiphento hoặc 3X
- B. Hội chứng Claiphento hoặc hội chứng siêu nữ
- C. Hội chứng Đao, ung thư máu hoặc Claiphento
- D. Hội chứng Đao hoặc Claiphento
Câu 16: Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây đang có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?
- A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,5AA : 0,25Aa : 0,04aa.
- B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 1Aa.
- C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 1aa.
- D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.
Câu 17: Xét một gen có 2 alen, A trội hoàn toàn so với a. Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 90%. Sau 5 thế hệ tự phối, tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại bằng 1,875%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên.
- A. 0,0375AA + 0,8625Aa + 0,1aa = 1
- B. 0,6AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1
- C. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1
- D. 0,8625AA + 0,0375Aa + 0,1aa = 1
Câu 18: Ở người alen A : mắt đen, a : mắt nâu ; B : không bị bệnh pheninketo niệu (bình thường), b : bệnh pheninketo niệu. Các gen này nằm trên NST thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinhh người con đầu lòng mắt nâu và bị bệnh pheninketo niệu. Họ dự định sinh tiếp 2 người con. Nếu họ muốn sinh 2 người con đều mắt đen và không bị bệnh thì khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu %? Biết rắng, hai gen này phân li độc lập.
- A. 27/256
- B. 81/256
- C. 243/256
- D. 1024/4096
=> Kiến thức Giải Bài 23: Ôn tập phần Di truyền học Sinh học 12 trang 97
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 28: Loài
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P1)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 12)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 3: Di truyền học quần thể
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (P1)