Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 4. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một quần xã ổn định thường có

  • A.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
  • B.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
  • C.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
  • D.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp

Câu 2: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:

  • A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
  • B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
  • C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ
  • D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:

  • A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
  • B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
  • C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ
  • D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 4: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

  • A.cộng sinh
  • B.hội sinh
  • C.hợp tác
  • D.kí sinh

Câu 15: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

  • A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác
  • B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
  • C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm
  • D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 6: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:

  • A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác
  • B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
  • C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
  • D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 7: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

  • A.cộng sinh
  • B.hội sinh
  • C.hợp tác
  • D.kí sinh

Câu 8: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

  • A.giun sán sống trong cơ thể lợn
  • B.các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng
  • C.khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh
  • D.thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu 9: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:

  • A.bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
  • B.bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm

  • C.cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn
  • D.sử dụng tiết kiệm nguồn nước

Câu 10: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng:

  • A.cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm
  • B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ
  • C.cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm
  • D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ

Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển:

  • A.phá rừng ngày càng nhiều
  • B.đốt nhiên liệu hóa thạch
  • C.phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải
  • D.sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển

Câu 12: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:

  • A.hô hấp của động vật, thực vật
  • B.lắng đọng vật chất
  • C.sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
  • D.sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Câu 13: Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành:

  • A.vùng trên triều và vùng triều
  • B.vùng thềm lục địa và vùng khơi
  • C.vùng nước mặt và vùng nước giữa
  • D.vùng ven bờ và vùng khơi

Câu 14: Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào:

  • A.vi khuẩn nitrat hóa
  • B.vi khuẩn phản nitrat hóa
  • C.vi khuẩn nitrit hóa
  • D.vi khuẩn cố định nitơ trong đất

Câu 15: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:

  • A.cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
  • B.thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
  • C.động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
  • D.phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình

Câu 16: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:

  • A.làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
  • B.tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
  • C.kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
  • D.làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

Câu 17: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:

  • A.duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  • B.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
  • C.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
  • D.duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái

Câu 18: Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo:

  • A.con đường vật lí
  • B.con đường hóa học
  • C.con đường sinh học
  • D.con đường quang hóa

Câu 19: Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?

  • A. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày.
  • B. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
  • C. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
  • D. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.

Câu 20: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

  • A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
  • B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
  • C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
  • D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Câu 21: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  • A. Cây cỏ ven bờ
  • B. Đàn cá rô trong ao.
  • C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
  • D. Cây trong vườn

Câu 22: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:

  • A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
  • B. làm tăng mức độ sinh sản.
  • C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
  • D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

Câu 23: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

  • A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
  • B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.
  • C. Tự vệ tốt hơn
  • D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.

Câu 24: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

  • A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
  • B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
  • C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
  • D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 25: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  • A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

  • B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
  • C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 26: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?

  • A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
  • B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
  • C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.

  • D. Những con cá sống trong một cái hồ.

Câu 27: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

  • A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
  • B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
  • C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
  • D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.

Câu 28: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ:

  • A. cạnh tranh cùng loài.
  • B. hỗ trợ khác loài.
  • C. cộng sinh.
  • D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 29: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?

  • A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
  • B. Những con cá sống trong Hồ Tây.
  • C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
  • D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.

Câu 30: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:

  • A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
  • B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
  • C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
  • D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 31: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

  • A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  • B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
  • C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  • D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Câu 32: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

  • A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
  • B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
  • C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
  • D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Câu 33: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?

  • A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
  • B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  • C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  • D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

Câu 34: Ăn thịt đồng loại xảy ra do:

  • A. tập tính của loài.
  • B. con non không được bố mẹ chăm sóc.
  • C. mật độ của quần thể tăng.
  • D. quá thiếu thức ăn.

Câu 35: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

  • A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  • B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
  • C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
  • D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 36: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:

  • A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
  • B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  • C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
  • D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

Câu 37: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

  • A. Quan hệ hỗ trợ.
  • B. Cạnh tranh khác loài.
  • C. Kí sinh cùng loài.
  • D. Cạnh tranh cùng loài.

Câu 38: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:

  • A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.
  • B. do nhiệt độ môi trường.
  • C. do tập tính đa thê.
  • D. phân hoá kiểu sinh sống.

Câu 39: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:

  • A. phân hoá giới tính.
  • B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.
  • C. tỉ lệ phân hoá.
  • D. phân bố giới tính.

Câu 40: Tỉ lệ đực:cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ là:

  • A.1:1.
  • B.2:1.
  • C.2:3
  • D.1:3.
Xem đáp án
  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021