Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các nhân tố chủ yếu chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong thuyết tiến hóa nhỏ là:
- A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
- B. Đột biến, biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên
- C. Đột biến, giao phối và các cơ chế cách li
- D.Quá trình giao phối, đột biến và biến động di truyền
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không phải là cách li sau hợp tử?
- A. Con lai không phát triển đến tuổi trưởng thành sinh dục.
- B. Những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi mặc dù ở cùng khu nhưng sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau
- C. Con lai không sinh ra giao tử bình thường
- D. Con lai không phát triển
Câu 3: hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài :
- A. Động vật bậc cao
- B. Động vật
- C. Thực vật
- D. Có khả năng phát tán mạnh
Câu 4: Giao phối giữa lừa đực và ngựa cái sinh ra con la dai sức và leo núi giỏi,giao phối giữa lừa cái và ngựa đực sinh ra con bacđô thấp hơn con la,có móng nhỏ giống lừa.Sự khác nhau giữa con la và bacđô là do:
- A. Con lai thường giống mẹ
- B. Di truyền ngoài nhân
- C. Lai xa khác loài
- D. Số lượng bộ NST khác nhau
Câu 5: Xét các cặp cơ quan sau đây:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người
(2) Gai xương rồng và lá cây mía
(3) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp
(4) Mang cá và mang tôm
Các cặp cơ quan tương đồng là
- A. (1), (2), (3)
- B. (2),(3),(4).
- C. (1),(2).
- D. (1), (2), (4).
Câu 6: Đóng góp quan trọng của Đacuyn là
- A. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
- B. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- C. Đưa ra khái niệm “tiến hóa”, cho rằng SV có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại cảnh.
- D. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này
Câu 7: Tổ chức loài ở những sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh hay tự phối ít thể hiện tính tự nhiên và toàn vẹn hơn so với loài giao phối vì giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ
- A. về dinh dưỡng
- B. về nơi ở
- C. mẹ - con
- D. ràng buộc về mặt sinh sản
Câu 8: Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
- A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài.
- B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài.
- C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
- D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài
Câu 9: CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì
- A. vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
- B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
- C. vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen mang đột biến lớn.
- D. vi khuẩn sinh sản nhanh và ở dạng đơn gen nên gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình
Câu 10: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
- A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh
- B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau
- C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
- D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau
Câu 11: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì
- A. không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- B. tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
- C. giúp phát tán đột biến trong quần thể.
- D. làm trung hòa tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể.
Câu 12: Các cá thể thuộc quần thể có mùa sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau được. đó là dạng cách ly
- A. Tập tính
- B. Nơi ở
- C. Thời gian
- D. Cơ học
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
- A. Giao phối không ngẫu nhiên.
- B. Đột biến.
- C. Chọn lọc tự nhiên.
- D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 14: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
- A. Giao phối không ngẫu nhiên.
- B. Đột biến,
- C. Chọn lọc tự nhiên.
- D. Di - nhập gen.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?
- A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc.
- B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau.
- C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.
- D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật.
Câu 16: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
- A. Sự thay đổi điều kiện địa lí
- B. Sự cách li địa lí
- C. Đột biến
- D. CLTN
Câu 17: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể.
II. Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
III. Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.
IV. Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật.
- A. 4.
- B. 1.
- C. 2.
- D. 3.
Câu 18: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?
- A. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
- B. Phôi đều trải qua giai đoạn có khe mang.
- C. Bộ não thành 5 phần như não cá.
- D. Phôi đều trải qua giai đoạn có dây sống.
Câu 19: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
Thứ tự chính xác là:
- A. 5 → 1 → 4
- B. 4 → 3 → 1
- C. 3 → 1 → 4
- D. 1 → 3 → 4
Câu 20: Đồng quy tính trạng là con đường tiến hóa mà
- A. các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu hình tương tự
- B. các loài có chung nguồn gốc nhưng có kiểu hình khác nhau
- C. các loài có xu hướng tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết
- D. các loài khác nhau nhưng thích nghi với điều kiện sống như nhau nên có cùng khu phân bố