Trắc nghiệm sinh học 12 chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:

  • A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
  • B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
  • C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
  • D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Câu 2: Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:

  • A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
  • B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  • C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
  • D. savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Câu 3: Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:

  • A. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao
  • B. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao.
  • C. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao.
  • D. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao

Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?

I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.

III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.

IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 5: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ

  • A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
  • B. dinh dưỡng
  • C. động vật ăn thịt và con mồi
  • D. giữa thực vật với động vật

Câu 6: Câu nào sau đây là sai?

  • A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia nhiều vào chuỗi thức ăn
  • B. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất
  • C. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
  • D. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hay suy thoái

Câu 7: Cho chuỗi thức ăn sau:

Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá.

Chuỗi thức ăn này được mở đầu bằng

  • A. sinh vật dị dưỡng
  • B. sinh vật tự dưỡng
  • C. sinh vật phân giải chat hữu cơ
  • D. sinh vật hóa tự dưỡng

Câu 8: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng oxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử oxi tới mức này là do

  • A. sự tiêu dùng oxi của các quần thể cá, tôm
  • B. các chất dinh dưỡng
  • C. sự tiêu dùng oxi của các quần thể thực vật
  • D. sự oxi hóa của các chất mùn bã

Câu 9: Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?

  • A. Nhái.
  • B. Đại bàng.
  • C. Rắn.
  • D. Sâu.

Câu 10: Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.

II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.

III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài.

IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1

Câu 11: Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?

  • A. Thực vật.
  • B. Động vật đơn bào.
  • C. Động vật không xương sống.
  • D. Động vật có xương sống.

Câu 12: Chu trình sinh địa hóa có vai trò

  • A. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
  • B. duy trì sự cân bằng trong quần xã
  • C. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  • D. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển

Câu 13: Nhìn chung, trong các hệ sinh thái, khi chuyể từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề thì hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng sau chỉ được khoảng

  • A. 15%
  • B. 20%
  • C. 10%
  • D. 30%

Câu 14: Giải thích nào dưới đây là không đúng khi cho rằng, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp, lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do

  • A. một phần không được sinh vật sử dụng
  • B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, bài tiết
  • C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật
  • D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường

Câu 15: Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?

  • A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
  • B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
  • C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
  • D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.

Câu 16: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưõrng trong 1 chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: $28×10^{5}$ kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3: $21×10^{4}$ kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: $165×10^{2}$ kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là:

  • A. giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1
  • B. giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và bậc dinh dưỡng cấp 3
  • C. giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và bậc dinh dưỡng cấp 2
  • D. giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và bậc dinh dưỡng cấp 4.

Câu 17: Một chuỗi thức ăn gồm tảo, giáp xác và cá. Biết năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu /ngày; tảo đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó; giáp xác khai thác 40% năng lượng của tảo; cá khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Năng lượng mà cá khai thác được từ giáp xác là bao nhiêu nhiêu?

  • A. /ngày.
  • B. /ngày
  • C. /ngày
  • D. /ngày.

Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:

  • A. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua chất thải và các bộ phận bị rơi rụng (lá cây, rụng lông, lột xác…).
  • B. Dòng năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
  • C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng nhiều hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn.
  • D. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì động vật ăn thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn.

Câu 19: Những biện pháp nào sau đây không góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại hoocmon sinh trưởng trong sản xuất để nâng cao năng suất.

(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại

(7) Xây dựng các nhà máy và tái chế rác thải.

  • A. (1), (3), (5) và (6)
  • B. (1), (3), (5) và (7)
  • C. (2), (3), (5) và (6)
  • D. (1), (4), (5) và (6)

Câu 20: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.

II. Trồng cây gây rừng.

III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 21: Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó có thể được gọi là

  • A. quần thể sinh vật
  • B. một tổ hợp sinh vật khác loài
  • C. hệ sinh thái
  • D. quần xã sinh vật

Câu 22: Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, cách li địa lí

  • A. là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
  • B. làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
  • C. duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.
  • D. là nhân tố tiến hóa quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

Câu 23: Hệ sinh thái nông nghiệp

  • A. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên
  • B. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
  • C. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
  • D. có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
Xem đáp án
  • 23 lượt xem