Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 9)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 9. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
- A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
- B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
- C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
- D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
Câu 2: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Loài có cùng phân bố rộng, sống ở vùng ôn đới có cấu trúc tuổi phức tạp
- B. Cấu trúc tuổi của quần thể chỉ phụ thuộc vào môi trường, không thay đổi theo thời gian
- C. Có 3 nhóm tuổi là tuổi trước sinh sản, tuổi sau sinh sản, tuổi sinh sản
- D. Cấu trúc tuổi là tổ hợp các nhóm tuổi của quần thể
Câu 3: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do
- A. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự trùng nhau về ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
- B. sự phân bố các nhân tố sinh thái giống nhau trong không gian, kết quả làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích
- C. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của CLTN làm cân bằng khả năng sử dụng nguồn sống vì các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
- D. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
Câu 4: Ứng dụng quan trọng nhấy của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
- A. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên
- B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật
- C. dự đoán được các quần xã sẽ tồn tại trước đó
- D. dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tương lai
Câu 5: Xét các mối quan hệ:
(1) Phong lan bám trên cây gỗ,
(2) Sáo bắt rận cho trâu.
(3) Vi khuẩn lam với bèo hoa dâu.
(4) Cây cỏ và cây lúa đều cần ánh sáng.
Hãy chọn kết luận đúng:
- A. Quan hệ hỗ trợ gồm có: (1), (2) và (3)
- B. Quan hệ cộng sinh gồm có: (2) và (3)
- C. Quan hệ hợp tác gồm có: (1) và (2)
- D. Quan hệ hội sinh gồm có: (1) và (4)
Câu 6: Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ
- A. hội sinh
- B. kí sinh
- C. hợp tác
- D. cộng sinh
Câu 7: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
- A. cộng sinh
- B. ức chế - cảm nhiễm
- C. cạnh tranh
- D. kí sinh
Câu 8: Cho các thông tin sau:
1. Virut gây bệnh sốt rét ở người |
A. Kí sinh |
2. Cây nắp ấm ăn sâu bọ |
B. Cộng sinh |
3. Chim sáo và trâu rừng |
C. Hợp tác |
4. Cá ép sống bám trên cá lớn |
D. Thực vật ăn động vật |
5. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ |
E. Hội sinh |
6. Vi khuẩn lam và bào hoa dâu |
F. Cạnh tranh |
Sự kết cặp nào là đúng nhất về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?
- A. 1,5 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – E; 6 – B
- B. 1 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – B
- C. 3 – C; 4 – E; 5 – F; 6 – C
- D. 1 – A; 2 – D; 3 – E; 5 – A; 6 – F
Câu 9: Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở:
(1) Kí sinh cùng loài.
(2) Hợp tử bị chết trong bụng mẹ.
(3) Ăn thịt đồng loại.
(4) Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở.
Phương án đúng là
- A. (1), (2) và (3)
- B. (1), (2) và (4)
- C. (1), (3) và (4)
- D. (2), (3) và (4)
Câu 10: Có 1000 cá thể chim. Điều kiện để 1000 cá thể này trở thành 1 quần thể là:
(1) Các cá thể chim này cùng thuộc 1 loài
(2) Cùng sống trong 1 môi trường, ở cùng thời điểm
(3) Có khả năng giao phối để sinh con
(4) Cùng sống với nhau trong 1 thời gian lịch sử
- A. (1) và (2)
- B. (1), (2) và (3)
- C. (1), (2) và (4)
- D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 11: Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt?
(1) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
(2) Mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
(3) Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
(4) Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn vật chủ.
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. 1
Câu 12: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói đến sự phân bố của quần xã trong không gian?
(1) Sự phân bố cá thể trong không gian quần xã tùy thuộc vào cai trò của loài trong quần xã đó.
(2) Ý nghĩa của sự phân ố cá thể trong không gian của quần xã tương tự như ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái.
(3) Sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi là kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng.
(4) Kiểu phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở vùng có điều kiện sống thuận lợi, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.
- A. (2) và (4)
- B. (1) và (4)
- C. (1) và (3)
- D. (2) và (3)
Câu 13: Những nhận xét nào sau đây đúng về quan hệ giữa các loài trong quần xã?
(1) Địa y là một ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.
(2) Quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì là quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa cây phong lan và cây gỗ là quan hệ kí sinh.
(4) Quan hệ giữa thỏ và thú có túi ở châu Đại dương là quan hệ cạnh tranh.
(5) Hiện tượng thủy triều đỏ là 1 ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.
- A. (1) và (2)
- B. (3) và (4)
- C. (1) và (4)
- D. (3) và (5)
Câu 14: Trong quần xã sinh vật, nếu một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho cho loài khác, đó là mối quan hệ
- A. hợp tác
- B. kí sinh
- C. sinh vật này ăn sinh vật khác
- D. ức chế - cảm nhiễm
Câu 15: Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ (-50°C) đến (+30°C), trong đó nhiệt độ thuận lợi từ 0°C đến 20°C. Điều này thể hiện quy luật sinh thái
- A. giới hạn sinh thái
- B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
- C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái
- D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Câu 16: cây sống ở những nơi có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao có
- A. phiến lá dày, mô giậu phát triển
- B. phiến lá dày, mô giậu không phát triển
- C. phiến lá mỏng, mô giậu không phát triển
- D. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển
Câu 17: Ổ sinh thái của 1 loài là
- A. một không gian sinh thái được hình thành bởi 1 tổ hợp các nhân tố sinh thái mà ở đó, loài tồn tại và phát triển lâu dài.
- B. một khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi 1 giới hạn sinh thái mà ở đó, các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
- C. một khoảng không gian sinh thái mà ở đó, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
- D.một vùng địa lí mà ở đó, các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
Câu 18: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành
- A. các quần xã khác nhau
- B. các quần thể khác nhau
- C. các ổ sinh thái khác nhau
- D. các sinh cảnh khác nhau
Câu 19: Vì sao có sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì?
- A. Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì
- B. Do sự sinh sản có tính chu kì
- C. Do sự tăng, giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì
- D. Do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
Câu 20: Quần thể sinh vật là gì?
- A. Là nhóm cá thể của cùng 1 loài, tồn tại trong 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh ra thế hệ mới hữu thụ.
- B. Là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống
- C. Là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong 1 khoảng không gian nhất định, có khả năng sinh sản ra thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính và trinh sản.
- D. Là nhóm cá thể của cùng 1 loài, tồn tại trong 1 khoảng thời gian nhất định, phân bố trong vùng phân bố của loài.
Câu 21: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
- A. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
- B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
- C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh xung quanh sinh vật.
- D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
Câu 22: Mật độ cá thể của quần thể là
- A. số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích của quần thể
- B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
- C. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
- D. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của quần thể
Câu 23: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là
- A. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống
- B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
- C. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tang trong môi trường sống
- D. là giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Câu 24: Đồ thi ở bên mô tả sự tăng trưởng của 1 quần thể sinh vật theo thời gian. Thời điểm nào trên đồ thị thể hiện tỉ lệ sinh bằng tỉ lệ tử vong?
- A. B
- B. A
- C. D
- D. C
Câu 25: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong 1 chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 kcal;
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là
- A. 9% và 10%
- B. 10% và 9%
- C. 12% và 10%
- D. 10% và 12%
Câu 26: Tập hợp sinh vật nào sau đây là ví dụ về một quần thể?
- A. Tất cả các động vật có vú trong 1 khu rừng
- B. Tất cả các gấu trúc Bắc Mĩ
- C. Tất cả các cây trong 1 khu rừng
- D. Tất cả các gấu trúc trong 1 khu rừng
Câu 27: Cho các đặc trưng cơ bản sau đây:
(1) Độ đa dạng. (2) Loài đặc trưng.
(3) Loài ưu thế. (4) Mật độ.
(5) Tỉ lệ giới tính. (6) Thành phần nhóm tuổi.
(7) Kiểu tăng trưởng. (8) Kích thước quần thể.
(9) Chu trình sinh địa hóa. (10) Dòng năng lượng.
Có bao nhiêu đặc trưng trên không phải của quần thể sinh vật?
- A. 6
- B. 4
- C. 5
- D. 3
Câu 28: Quần thể là một tập hợp cá thể có
- A. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
- B. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
- C. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
- D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
Câu 29: Những con voi trong vườn bách thú là
- A. quần thể
- B. tập hợp cá thể voi
- C. quần xã
- D. hệ sinh thái
Câu 30: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
- A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
- B. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp
- C. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
- D. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
Câu 31: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố
- A. ổ sinh thái
- B. ổ sinh thái, hình thái
- C. hình thái, tỉ lệ đực – cái
- D. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi
Câu 32: Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1) Sự hỗ trợ cùng loài dẫn đến sự phong phú nguồn thức ăn cho quần thể.
(2) Hai loài có ổ sinh thái trùng lặp có thể sống chung với nhau trong cùng một sinh cảnh.
(3) Sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.
(4) Cạnh tranh cùng loài thường có hại cho quần thể sinh vật.
(5) Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố sinh thái thường có vùng phân bố rộng.
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 1
Câu 33: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ
- A. hỗ trợ
- B. cạnh tranh
- C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh
- D. không có mối quan hệ
Câu 34: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là
- A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù
- B. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơ với điều kiện môi trường
- C. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống ót và sinh sản của các cá thể
- D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường
Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là so
- A. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi
- B. đối phó với kẻ thù
- C. có cùng nhu cầu sống
- D. mật độ cao
Câu 36: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là
- A. môi trường sống
- B. ngoại cảnh
- C. nơi sinh sống của quần thể
- D. ổ sinh thái
Câu 37: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
- A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường
- B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn
- C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
- D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 38: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa
- A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định
- B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
- C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống
- D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
Câu 39: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
- A. môi trường
- B. giới hạn sinh thái
- C. ổ sinh thái
- D. sinh cảnh
Câu 40: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?
- A. Cá rô phi
- B. Đồng lúa
- C. Lá khô
- D. Rừng mưa nhiệt đới
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiêm sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 3: Di truyền học quần thể
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P2)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (P2)