Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 10)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 10. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm thích nghi của động vật sống nơi thiếu ánh sáng là

  • A. cơ quan thị giác tiêu giảm
  • B. nhận biết đồng loại nhờ tiếng nói
  • C. cơ quan xúc giác tiêu giảm
  • D. cơ quan thị giác phát triển mạnh

Câu 2: Đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của một số thực vật là

  • A. rễ cây nông
  • B. tầng cutin rất mỏng
  • C. lá mỏng
  • D. thân cây có nhiều tế bào chứa nước

Câu 3: Cây ưa sáng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Lá có màu xanh nhạt, hạt lục lạp nhỏ
  • B. Phiến lá mỏng, có nhiều tế bào mô giậu
  • C. Phiến lá mỏng, không có tế bào mô giậu
  • D. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp lớn

Câu 4: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt Nam là

  • A. 20°C
  • B. 25°C
  • C. 30°C
  • D. 35°C

Câu 5: Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam là

  • A. 5°C - 40°C
  • B. 2°C - 42°C
  • C. 10°C - 42°C
  • D. 5,6°C - 42°C

Câu 6: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Ổ sinh thái của 1 loài là 1 không gian sinh thái mà ở đó tát cả các nhận tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

(2) Ổ sinh thái là tập hợp nhiều loài trong cùng 1 nơi sống.

(3) Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài mỏ ngắn ăn hạt, loài mỏ dài hút mật, loài mỏ sắc nhọn ăn sâu bọ,… là ví dụ về sự phân li ở sinh thái.

(4) Những loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong cùng 1 sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thường có xu hướng trùng lặp về ổ sinh thái.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Quan mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị mất dần đi do

  • A. hô hấp
  • B. quang hợp
  • C. chất thải và các bộ phận rơi rụng
  • D. cả A và C

Câu 8: Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?

  • A. Quy tắc về kích thước cơ thể.
  • B. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể.
  • C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt
  • D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt

Câu 9: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm (%)

  • A. năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp so với bậc dinh dưỡng cao liền kề
  • B. năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng thấp so với năng lượng đầu vào của chuỗi thức ăn
  • C. chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng
  • D. năng lượng đầu vào so với đầu ra cuối cùng

Câu 10: Nhìn chung, trong các hệ sinh thái, khi chuyể từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề thì hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng sau chỉ được khoảng

  • A. 15%
  • B. 10%
  • C. 20%
  • D. 30%

Câu 11: Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do

  • A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn
  • B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuát thì có sinh khối trung bình càng nhỏ
  • C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần
  • D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần

Câu 12: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo; cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng cua giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là

  • A. 0,00018%
  • B. 0,18%
  • C. 0,0018%
  • D. 0,018%

Câu 13: Trong một hệ sinh thái

  • A. năng lượng và vật chất đều đuoẹc truyền theo một chiều, không được tái sử dụng
  • B. năng lượng được truyền theo 1 chiều, còn vật chất theo chu trình sinh địa hóa
  • C. năng lượng được tái sử dụng, còn vật chất thì không được tái sử dụng
  • D. cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín

Câu 14: Giải thích nào dưới đây là không đúng khi cho rằng, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp, lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do

  • A. một phần không được sinh vật sử dụng
  • B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, bài tiết
  • C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật
  • D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường

Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu không đúng trong các phát biểu sau?

(1) Lưới thức ăn càng phức tạp thì hệ sinh thái càng ổn định.

(2) Luới thức ăn là 1 dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

(3) Vai trò của chuỗi và lưới thức ăn là đảm bảo tính khéo kín trong hệ sinh thái.

(4) Hiệu suất sinh thái của dòng năng lượng trong các điểm khác nhau của chuỗi thức ăn là rất nhỏ.

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 16: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tới năng suất sơ cấp trong đại dương là

  • A. nhiệt độ
  • B. oxi hòa tan
  • C. các chất dinh dưỡng
  • D. bức xạ mặt trời

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

  • A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
  • B. Năng lượng đực truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
  • C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
  • D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền 1 chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Câu 18: Chu trình sinh địa hóa là

  • A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên
  • B. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn
  • C. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã
  • D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

  • A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn
  • B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình
  • C. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn
  • D. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần

Câu 20: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây?

  • A. các khu sinh học trên cạn
  • B. khu sinh học nước ngọt
  • C. khu sinh học nước mặn
  • D. cả B và C

Câu 21: Một quần xã có các sinh vật sau:

(1) Tảo lục đơn bào.

(2) Cá rô.

(3) Bèo hoa dâu.

(4) Tôm.

(5) Bèo Nhật Bản.

(6) Cá mè trắng.

(7) Rau muống.

(8) Cá trắm cỏ.

Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:

  • A. (3), (4), (7) và (8)
  • B. (1), (2), (6) và (8)
  • C. (2), (4), (5) và (6)
  • D. (1), (3), (5) và (7)

Câu 22: Khi nghiên cứu 4 loài sinh vật thuộc 1 chuỗi thức ăn trong 1 quần xã sinh vật, người ta thu được số liệu dưới đây:

Loài

Số cá thể

Khối lượng trung bình mỗi cá thể

Bình quân năng lượng trên một đơn vị khối lượng

1

10 000

0,1

1

2

5

10

2

3

500

0,002

1,8

4

5

300 000

0,5

Dòng năng lượng đi qua chuỗi này có nhiều khả năng sẽ là:

  • A. 2 → 3 → 1 → 4
  • B. 4 → 2 → 1 → 3
  • C. 4 → 1 → 2 → 3
  • D. 1 → 3 → 2 → 4

Câu 23: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

  • A. hô hấp của sinh vật
  • B. quang hợp của cây xanh
  • C. khuếch tán
  • D. phân giải chất hữu cơ

Câu 24: Trên Trái Đất, sinh quyên bao gồm những khu sinh học chủ yếu là:

  • A. các khu sinh học dưới nước
  • B. các khu sinh học trên cạn
  • C. khu sinh học nước ngọt và biển
  • D. cả A và C

Câu 25: Chu trình sinh địa hóa có vai trò

  • A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  • B. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
  • C. duy trì sự cân bằng trong quần xã
  • D. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển

Câu 26: CO2 từ quần xã sinh vật được trả lại môi trường thông qua quá trình nào?

  • A. quang hợp
  • B. hô hấp
  • C. phân giải xác động vật, thực vật
  • D. cả B và C

Câu 27: Thực vật hấp thụ nito dưới dạng

  • A. NH4+
  • B. N2
  • C. NO3-
  • D. NH4+ và NO3-

Câu 28: Chu trình cacbon trong sinh quyển

  • A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
  • B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
  • C. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
  • D. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái

Câu 29: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nito ở dạng NO3- thành nito ở dạng N2?

  • A. động vật nguyên sinh
  • B. thực vật tự dưỡng
  • C. vi khuẩn cố định nito trong đất
  • D. vi khuẩn phản nitrat hóa

Câu 30: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?

  • A. đầm nuôi tôm
  • B. cánh đồng lúa
  • C. ao nuôi cá
  • D. rừng nguyên sinh

Câu 31: Khi nói về chu trình sinh địa hóa của cacbon, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Sự vân chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
  • B. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi bào các lớp trầm tích
  • C. Cacbon đi vào chu trình chủ yếu dưới dạng cacbon monoxit (CO)
  • D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí

Câu 32: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:

  • A. đột biến
  • B. di – nhập gen
  • C. các yếu tố ngẫu nhiên
  • D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 33: Trong tiến hóa, CLTN được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì

  • A. tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc
  • B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau
  • C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất
  • D. nó định hướng quá trình tích lũy biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể

Câu 34: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là:

  • A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước, kiểu tăng trưởng
  • B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
  • C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong
  • D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

Câu 35: Trong 1 khu rừng có nhiều cây lớn, nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng; động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành.

  • A. lưới thức ăn
  • B. quần xã
  • C. hệ sinh tháiR
  • D. chuỗi thức ăn

Câu 36: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do

  • A. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự trùng nhau về ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
  • B. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
  • C. sự phân bố các nhân tố sinh thái giống nhau trong không gian, kết quả làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích
  • D. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của CLTN làm cân bằng khả năng sử dụng nguồn sống vì các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau

Câu 37: Một chu trình địa hóa gồm các khâu nào sau đây?

  • A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
  • B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ
  • C. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
  • D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước

Câu 38: Dưới đây là 1 số đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao và hệ sinh thái ở vĩ độ thấp:

(1) Thành phần loài đa dạng.

(2) Thành phần loài kém đa dạng.

(3) Nhiệt độ trong năm dao động với biên độ lớn.

(4) Nhiệt độ ấm, mức dao động nhiệt độ thấp.

(5) Năng suất sinh học trung bình hằng năm cao.

(6) Năng suất sinh học trung bình hằng năm thấp.

Những đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao gồm:

  • A. (2), (3) và (5)
  • B. (1), (4) và (6)
  • C. (1), (3) và (5)
  • D. (2), (4) và (6)

Câu 39: Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó có thể được gọi là

  • A. quần thể sinh vật
  • B. một tổ hợp sinh vật khác loài
  • C. hệ sinh thái
  • D. quần xã sinh vật

Câu 40: Một đầm nước ông nuôi cá có 3 bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tô, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do tạo hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thức hiện?

  • A. Thả thêm vào đầm 1 số tôm và cá nhỏ
  • B. Thả thêm vào đầm 1 số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ
  • C. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1
  • D. Đánh bắt bớt tôn và cá nhỏ
Xem đáp án
  • 9 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021