Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 12)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 12. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?
- A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào
- B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn
- C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh
- D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú
Câu 2: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi
- A. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
- B. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
- C. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
- D. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể
Câu 3: Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng nào?
- A. không thei chu kì
- B. theo chu kì ngày đem
- C. theo chu kì tháng
- D. theo chu kì mùa
Câu 4: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là
- A. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
- B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
- C. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao
- D. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao
Câu 5: Số lượng cá thể của 1 loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?
- A. Phân bố cá thể
- B. Kích thước của quần thể
- C. Tăng trưởng của quần thể
- D. Biến động số lượng cá thể
Câu 6: Cà phê là loại cây trồng cần tưới một lượng nước lớn khi bắt đầu ra hoa. Trong đợt hạn hán đầu nằm 2016, hàng trăm hecta cà phê chết do hạn hán. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng phá bỏ cây cà phê để thay thế loại cây trồng khác làm cho diện tích cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên bị giảm đáng kể. Có bao nhiêu nguyên nhân trực tiếp gây ra biến động số lượng cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên?
(1) Thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh
(2) Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong
(3) Thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh
(4) Sự phát tán hạt
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 7: Giới hạn sinh thái là:
- A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
- B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
- C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
- D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 8: Một quần xã ổn định thường có
- A.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
- B.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
- C.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
- D.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 9: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:
- A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
- B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
- C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ
- D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 10: Có các loại môi trường phổ biến là:
- A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
- B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
- C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
- D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 11: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
- A. Nhóm nhân tố vô sinh.
- B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
- C. Thuộc cả nhóm nhân tố h.sinh và nhóm nhân tố v.sinh.
- D. Nhóm nhân tố v.sinh và nhóm nhân tố h.sinh.
Câu 12: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là:
- A. ánh sáng.
- B. nhiệt độ.
- C. độ ẩm
- D. gió.
Câu 13: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau
- A. có giới hạn sinh thái khác nhau.
- B. có giới hạn sinh thái giống nhau.
- C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau.
- D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.
Câu 14: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
- A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
- B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
- C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
- D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 15: Tính đa dạng về loài của quần xã là:
- A.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
- B.mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
- C.tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
- D.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 16: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là
- A. mức sinh sản
- B. mức tử vong
- C. sức tăng trưởng của cá thể
- D. nguồn thức ăn từ môi trường
Câu 17: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?
(1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt.
(2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.
(3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
(4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.
(5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
- A. (2) và (5)
- B. (1) và (2)
- C. (1) và (5)
- D. (3) và (4)
Câu 18: Khoảng thuận lợi là:
- A. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.
- B. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật.
- C. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- D. khoảng các nhân tố s.thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này s.vật sẽ không chịu đựng được.
Câu 19:. Giới hạn sinh thái gồm có:
- A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.
- B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. R
- C. giới hạn dưới, giới hạn trên.
- D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.
Câu 20: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
- A. Cây cỏ ven bờ
- B. Đàn cá rô trong ao.
- C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
- D. Cây trong vườn
Câu 21: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ:
- A. cạnh tranh cùng loài
- B. hỗ trợ khác loài.
- C. cộng sinh.
- D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 22: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
- A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
- B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
- C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
- D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
Câu 23: Quan hệ cạnh tranh là:
- A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.
- B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.
- C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.
- D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.
Câu 24: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:
- A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.
- B. do nhiệt độ môi trường.
- C. do tập tính đa thê.
- D. phân hoá kiểu sinh sống.
Câu 25: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
- A. phân hoá giới tính.
- B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.
- C. tỉ lệ phân hoá.
- D. phân bố giới tính.
Câu 26: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh:
- A. tuổi thọ quần thể.
- B. tỉ lệ giới tính.
- C. tỉ lệ phân hoá.
- D. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.
Câu 27: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
- A.tuổi sinh thái.
- B.tuổi sinh lí.
- C.tuổi trung bình.
- D.tuổi quần thể.
Câu 28: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
- A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
- B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
- C. giảm cạnh tranh cùng loài.
- D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 29: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
- A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
- B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
- C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
- D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 30: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
- A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
- B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
- C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
- D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 31: Mật độ của quần thể là:
- A.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
- B.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
- C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
- D.số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 32: Có các loại nhân tố sinh thái nào:
- A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.
- B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người
- C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.
- D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
Câu 33: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6 0 C và 42 0 C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0 C đến 42 0 C được gọi là
- A. khoảng gây chết.
- B. khoảng thuận lợi.
- C. khoảng chống chịu.
- D. giới hạn sinh thái.
Câu 34: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
- A. tăng dần đều.
- B. đường cong chữ J.
- C. đường cong chữ S.
- D. giảm dần đều.
Câu 35: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
- A.tăng dần đều.
- B.đường cong chữ J.
- C.đường cong chữ S.
- D.giảm dần đều.
Câu 36: Kích thước của một quần thể không phải là:
- A.tổng số cá thể của nó.
- B.tổng sinh khối của nó.
- C.năng lượng tích luỹ trong nó.
- D.kích thước nơi nó sống.
Câu 37: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
- A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
- B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
- C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
- D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Câu 38: Các cực trị của kích thước quần thể là gì? 1. Kích thước tối thiểu. 2. Kích thước tối đa. 3 .Kích thước trung bình. 4. Kích thước vừa phải. Phương án đúng là:
- A. 1, 2, 3.
- B. 1, 2.
- C. 2, 3, 4.
- D. 3, 4.
Câu 39: Tuổi sinh lí là:
- A.thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
- B.tuổi bình quân của quần thể.
- C.thời gian sống thực tế của cá thể.
- D.thời điểm có thể sinh sản.
Câu 40:Tuổi sinh thái là:
- A.tuổi thọ tối đa của loài.
- B.tuổi bình quần của quần thể.
- C.thời gian sống thực tế của cá thể.
- D.tuổi thọ do môi trường quyết định.
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 5: Di truyền học người (P2)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 34: Sự phát sinh loài người
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P3)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 9: Quy luật của Menđen: Quy luật phân li độc lập (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2 (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (P2)