Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (P2)

8 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

  • A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh
  • B. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân
  • C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
  • D. sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh

Câu 2: Ở ruồi giấm, B quy định cánh dài, b cánh ngắn, các gen nằm trên NST thường. Đem lai cặp bố mẹ cánh dài và cánh ngắn, thu được F1 50% cánh dài : 50% cành ngắn. Sau đó cho F1 ngẫu phối thu được F2. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:

  • A. 7 cánh dài : 9 cánh ngắn
  • B. 3 cánh dài : 1 cánh ngắn
  • C. 1 cánh dài : 1 cánh ngắn
  • D. 9 cánh dài : 7 cánh ngắn

Câu 3: Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

  • A. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
  • B. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
  • C. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường
  • D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

Câu 4: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa được quy định bởi một gen gồm 4 alen với mối quan hệ trội lặn như sau: A – đỏ > - hồng > $a_{2}$ - vàng > $a_{3}$ –> trắng. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây cho đời con xuất hiện màu sắc hoa đa dạng nhất?

  • A. × $Aa_{2}a_{3}a_{3}$
  • B. × $a_{1}a_{1}a_{3}a_{3}$
  • C. ×
  • D. × $Aa_{1}a_{2}a_{3}$

Câu 5: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (, $I^{B}$ và $I^{O}$). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là

  • A. 54
  • B. 24
  • C. 10
  • D. 64

Câu 6: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

  • A. 27/128
  • B. 9/256
  • C. 9/64
  • D. 9/128

Câu 7: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:

  • A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
  • B. Sự tái tổ hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng.
  • C. Sự phân ly của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
  • D. Sự phân ly cùng nhau của các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng

Câu 8: Cho biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, không phát sinh đột biến mới. Tiến hành phép lai ♂AaBbCcDdEE × ♀aaBbccDdEE, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đời F1 có 64 kiểu tổ hợp giao tử.

II. Kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 9/64.

III. F1 có 16 loại kiểu hình và 36 kiểu gen.

IV. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 5 tính trạng.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4

Câu 9: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

  • A. 50%.
  • B. 15%.
  • C. 25%.
  • D. 100%.

Câu 10: Phép lai nào sau đây cho đời con có 3 kiểu gen?

  • A. AABB x AaBb.
  • B. AABB x aaBb.
  • C. AaBB x Aabb.
  • D. AaBB x aaBb.

Câu 11: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là hiện tượng phân li độc lập

  • A. có thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen
  • B. làm tăng biến dị tổ hợp
  • C. có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen
  • D. có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen

Câu 12: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng cùng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 alen trội không alen quy định màu hoa đỏ, vắng mặt 1 trong 2 alen trội trong kiểu gen cho hoa hồng, còn thiếu cả 2 alen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phepslai P : AaBb x Aabb.

  • A. 4 đỏ : 1 hồng : 3 trắng
  • B. 3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng
  • C. 4 đỏ : 3 hồng : 1 trắng
  • D. 3 đỏ : 1 hồng : 4 trắng

Câu 13: Tính trạng chiều cao do 3 cặp gen AaBbDd tương tác cộng gộp, trong đó cứ có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10cm. Nếu kiểu gen AaBbDd có độ cao 120 cm thì kiểu gen aabbDD có độ cao bao nhiêu?

  • A. 120 cm
  • B. 110 cm
  • C. 130 cm
  • D. 100 cm

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng về gen đa hiệu?

  • A. Gen tạo ra nhiều loại mARN
  • B. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau
  • C. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác
  • D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao

Câu 15: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng là hiện tượng di truyền:

  • A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể .
  • B. Tương tác bổ trợ.
  • C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
  • D. Tác động đa hiệu của gen.

Câu 16: Cho cá thể có kiểu gen AB//ab (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen này với tỉ lệ

  • A. 50%
  • B. 25%
  • C. 75%
  • D. 100%

Câu 17: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa Bd//bD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

  • A. ABd, abD, aBd, AbD hoặc ABd, Abd, aBD, abD
  • B. ABd, aBD, abD, Abd hoặc ABd, aBD, AbD, abd
  • C. ABd, abD, ABD, abd hoặc aBd, aBD, AbD, Abd
  • D. ABD, abd, aBD, Abd hoặc aBd, abd, aBD, AbD

Câu 18: Phép lai nào sau đây giúp Morgan phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn?

  • A. Lai phân tích ruồi giấm cái F1.
  • B. Lai phân tích ruồi giấm đực F1.
  • C. Lai thuận nghịch.
  • D. Lai gần.

Câu 19: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự

  • A. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
  • B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
  • C. Trao đổi đoạn tương ứng giữa các cromatít chị em tại kì đầu của giảm phân I
  • D. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit không chị em ở kì đầu giảm phân I

Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?

  • A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau.
  • B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST.
  • C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST.
  • D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con.

Câu 21: Trong phép lai một tính trạng do 1 gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và kết quả phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu

  • A. nằm trên nhiễm sắc thể Y
  • B. nằm trên nhiễm sắc thể X
  • C. nằm trên nhiễm sắc thể thường
  • D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp)

Câu 22: Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?

  • A. .
  • B. .
  • C. .
  • D. .

Câu 23: Biến đổi nào sau đây không phải là thường biến?

  • A. Xù lông khi gặp trời lạnh
  • B. Thể bạch tạng ở cây lúa
  • C. Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao
  • D. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường

Câu 24: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là thường biến?

  • A. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng
  • B. Bố mẹ bình thường nhưng sinh con bạch tạng
  • C. lượng hồng cầu trong máu tăng khi người lên sống ở vùng núi cao
  • D. Trẻ em sinh ra khóc tiếng mèo kêu

Câu 25: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X có 2 alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên NST thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng?

  • A. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống
  • B. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp
  • C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao
  • D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội