Trắc nghiệm sinh học 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một quần xã ổn định thường có:
- A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
- B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
- C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
- D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 2: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
- A. Vì số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
- B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
- C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh
- D. Vì tuy có số sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh
Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học đã
- A. làm cho một loài bị tiêu diệt
- B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã
- C. làm cho quần xã chậm phát triển
- D. mất cân bằng trong quần xã
Câu 4: Quan hệ ức chế cảm nhiễm là:
- A. cú và chồn hoạt động vào ban đêm để bắt chuột.
- B. hổ ăn thịt thỏ, bò ăn cỏ.
- C. tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, chim.
- D. Phong lan sống bám vào thân cây khác.
Câu 5: Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là:
- A. Loài này kìm hãm sự phát triển của loài khác
- B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
- C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học
- D. Thể hiện mối quan hệ cạnh tranh
Câu 6: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng
- A. cạnh tranh giữa các loài
- B. khống chế sinh học
- C. cạnh tranh cùng loài
- D. đấu tranh sinh tồn
Câu 7: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là
- A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
- B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
- C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày
- D. cạnh tranh khác loài
Câu 8: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
- A. tỉ lệ nhóm tuổi
- B. tỉ lệ tử vong
- C. tỉ lệ đực - cái
- D. độ đa dạng
Câu 9: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là:
- A. vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi
- B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt
- C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau
Câu 10: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm hình thành địa y?
- A. hải quỳ
- B. vi khuẩn lam
- C. rêu
- D. tôm
Câu 11: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
- A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
- B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
- C. Sâu bọ sống trong các tổ mối
- D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
Câu 12: Độ đa dạng của quần xã sinh vật thể hiện ở:
- A. số lượng cá thể tồn tại trong quần thể.
- B. số lượng cá thể trong quần thể nhiều hay ít.
- C. số lượng loài phong phú trong quần xã
- D. số lượng quần thể trong quần xã nhiều hay ít.
Câu 13: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?
- A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh
- B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp
- C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt
- D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp
Câu 14: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
- B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
- C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau vè ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
- D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
Câu 15: Trong 1 ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,… vì
- A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
- B. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
- C. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
- D. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với một lưới thức ăn trong quần xã?
- A. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn
- B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất
- C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp
- D. Khi một mắt xích trong lưới thức an bị biến động về số lượng cá thể thì thông thường quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng
Câu 17: Trong một bể cá nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ứa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể 1 ít rong với mục địch để
- A. làm tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong
- B. bổ sung lượng thức ăn cho cá
- C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài về nơi ở
- D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi
Câu 18: Quan hệ ức chế cảm nhiễm là:
- A. cú và chồn hoạt động vào ban đêm để bắt chuột.
- B. hổ ăn thịt thỏ, bò ăn cỏ.
- C. tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, chim.
- D. Phong lan sống bám vào thân cây khác.
Câu 19: Vì sao cá thể của mỗi loài giảm đi?
- A. Vì sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.
- B. Vì sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ.
- C. Vì do sự phân chia khu phân bố.
- D. Vì do sự phân chia nguồn sống
Câu 20: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:
- A. quần thể trung tâm
- B. quần thể chính
- C. quần thể ưu thế
- D. quần thể chủ yếu.
=> Kiến thức Giải bài 40 sinh 12: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Trắc nghiệm sinh học 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 28: Loài
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2 (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 9: Quy luật của Menđen: Quy luật phân li độc lập (P1)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 10)