Trắc nghiệm sinh học 6 chương 10: Vi khuẩn-nấm-địa y
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 6 chương 10: Vi khuẩn-nấm-địa y. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng ?
- A. Vi khuẩn lactic
- B. Vi khuẩn lam
- C. Vi khuẩn than
- D. Vi khuẩn thương hàn
Câu 2: Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây ?
- A. Cạnh tranh
- B. Cộng sinh
- C. Kí sinh
- D. Hội sinh
Câu 3: Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?
- A. Có lối sống kí sinh
- B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn
- C. Có cấu tạo tế bào
- D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng que, dạng nòng nọc…
Câu 4: Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống
- A. cộng sinh.
- B. hoại sinh.
- C. kí sinh.
- D. tự dưỡng.
Câu 5: Tại sao nói vi khuẩn có hại?
- A. Có những vi khuẩn kí sinh trên cơ thể người, thực vật, động vật
- B. Nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn
- C. Vi khuẩn phân hủy rác rưởi gây mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường
- D. Tất cả các phương án trên
Câu 6: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây ?
- A. Bánh gai
- B. Giả cầy
- C. Giò lụa
- D. Sữa chua
Câu 7: Loại nấm nào dưới đây thường gây hại trên cây ngô ?
- A. Nấm thông
- B. Nấm von
- C. Nấm than
- D. Nấm lim
Câu 8: Nấm cần những điều kiện gì để phát triển?
- A. Các chất hữu cơ có sẵn để làm thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
- B. Độ ẩm, ánh sáng, pH
- C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
- D. Các chất hữu cơ, ánh sáng, pH
Câu 9: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 10: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?
- A. Tay chân miệng
- B. Á sừng
- C. Bạch tạng
- D. Lang ben
Câu 11: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?
- A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ
- B. Thường sống quanh các gốc cây
- C. Có màu sắc rất sặc sỡ
- D. Có kích thước rất lớn
Câu 12: Địa y có cấu tạo trong như thế nào?
- A. Gồm những tế bào tảo
- B. Gồm những sợi nấm chằng chịt
- C. Gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
- D. Gồm những bộ phận như ở cơ thể thực vật
Câu 13: Khi nói về địa y, phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Sống được ở những nơi khô cằn
- B. Phân bố ở cả trong nước, trên mặt đất và trong không khí
- C. Các thành phần của địa y không có mối liên hệ về mặt dinh dưỡng
- D. Không có vai trò trong việc tạo thành đất.
Câu 14: Thành phần nào dưới đây không thể có trong cấu tạo của địa y ?
- A. Nấm
- B. Rêu
- C. Vi khuẩn lam
- D. Tảo
Câu 15: Chức năng quang hợp của địa y được thực hiện nhờ thành phần nào ?
- A. Cả nấm và vi khuẩn lam
- B. Nấm hoặc vi khuẩn lam
- C. Tảo hoặc vi khuẩn lam
- D. Cả nấm và tảo
Câu 16: Vì sao nói địa y có vai trò tiên phong mở đường ?
- A. Vì chúng phân hủy đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.
- B. Vì chúng có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất và là nguồn thức ăn của hầu hết các loài động vật.
- C. Vì chúng là dạng sống duy nhất có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, khởi đầu cho mọi quan hệ dinh dưỡng khác.
- D. Tất cả các phương án trên
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 45: Nguồn gốc cây trồng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 14: Thân dài ra do đâu?
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 3: Thân (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 52: Địa y
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 35: Những điều cần cho hạt nảy mầm
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 44: Sự phát triển của giới Thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 38: Rêu Cây rêu
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa