Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Các cây … chủ yếu của chúng ta đều thuộc lớp Một lá mầm.
- A. Lương thực.
- B. Thực phẩm.
- C. Hoa màu.
- D. Thuốc.
Câu 2: Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ?
- A. Quả bông.
- B. Quả me.
- C. Quả đậu đen.
- D. Quả cải.
Câu 3: Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ?
- A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy.
- B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.
- C. Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 4: Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng ?
- A. Vi khuẩn lactic.
- B. Vi khuẩn lam.
- C. Vi khuẩn than.
- D. Vi khuẩn thương hàn.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
- A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.
- B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.
- C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.
- D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.
Câu 6: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu ?
- A. Trao đổi khoáng.
- B. Hô hấp.
- C. Quang hợp.
- D. Thoát hơi nước.
Câu 7: Khi nói về tảo, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
- A. Sống chủ yếu nhờ việc hấp thụ chất hữu cơ từ môi trường ngoài.
- B. Hầu hết sống trong nước.
- C. Luôn chứa diệp lục.
- D. Có cơ thể đơn bào hoặc đa bào
Câu 8: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây ?
- A. Bánh gai.
- B. Giả cầy.
- C. Giò lụa.
- D. Sữa chua.
Câu 9: Loại cây nào dưới đây thường được trồng để làm cảnh?
- A. Hoàng đà.
- B. Tuế.
- C. Kim giao.
- D. Pơmu.
Câu 10: Hầu hết các đại diện của lớp Một lá mầm đều có dạng thân như thế nào?
- A. Thân cột.
- B. Thân cỏ.
- C. Thân leo.
- D. Thân gỗ.
Câu 11: Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây ?
- A. Quả khô không nẻ.
- B. Quả khô nẻ.
- C. Quả mọng.
- D. Quả hạch.
Câu 12: Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm ?
- A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao.
- B. Lim, sến, táu, bạch đàn.
- C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai.
- D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh.
Câu 13: Rêu thường sống ở
- A. Môi trường nước.
- B. Nơi ẩm ướt.
- C. Nơi khô hạn.
- D. Môi trường không khí.
Câu 14: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?
- A. Thân mầm hoặc rễ mầm.
- B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm.
- C. Lá mầm hoặc rễ mầm.
- D. Lá mầm hoặc phôi nhũ.
Câu 15: Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?
- A. Có lối sống kí sinh
- B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn
- C. Có cấu tạo tế bào
- D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng que, dạng nòng nọc…
Câu 16: Rễ chùm không được tìm thấy ở cây nào dưới đây?
- A. Rau dền.
- B. Hành hoa.
- C. Lúa.
- D. Gừng.
Câu 17: Cây nào dưới đây là cây công nghiệp ?
- A. Mướp đắng.
- B. Thuốc lá.
- C. Rau ngót.
- D. Lúa nước.
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?
- A. Sinh sản bằng hạt.
- B. Có hoa và quả.
- C. Thân có mạch dẫn.
- D. Sống chủ yếu ở cạn.
Câu 19: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?
- A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.
- B. Thường sống quanh các gốc cây.
- C. Có màu sắc rất sặc sỡ.
- D. Có kích thước rất lớn.
Câu 20: Chức năng quang hợp của địa y được thực hiện nhờ thành phần nào ?
- A. Cả nấm và vi khuẩn lam.
- B. Nấm hoặc vi khuẩn lam.
- C. Tảo hoặc vi khuẩn lam.
- D. Cả nấm và tảo.
Câu 21: Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?
- A. Hạt đậu đen.
- B. Hạt cọ
- C. Hạt bí.
- D. Hạt cải.
Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?
- A. Do tác động của bão từ.
- B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.
- C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 23: Rêu sinh sản theo hình thức nào?
- A. Sinh sản bằng bào tử.
- B. Sinh sản bằng hạt.
- C. Sinh sản bằng cách phân đôi.
- D. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
Câu 24: Khả năng phân hủy xác sinh vật phản ánh hình thức dinh dưỡng nào ở vi khuẩn ?
- A. Cộng sinh.
- B. Hoại sinh.
- C. Hội sinh.
- D. Kí sinh.
Câu 25: Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng
- A. 110 – 130 tấn ôxi.
- B. 1 – 5 tấn ôxi.
- C. 46 – 60 tấn ôxi.
- D. 16 – 30 tấn ôxi.
Câu 26: Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán ?
- A. Trâm bầu.
- B. Thông.
- C. Ké đầu ngựa.
- D. Chi chi.
Câu 27: Địa y thường được tìm thấy ở
- A. các đầm lầy.
- B. mặt đất.
- C. mặt dưới của lá cây.
- D. thân cây gỗ.
Câu 28: Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta ?
- A. Tam Đảo.
- B. Cát Tiên.
- C. Ba Vì.
- D. Cúc Phương.
Câu 29: Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?
- A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long.
- B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót.
- C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo.
- D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta.
Câu 30: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ?
- A. Hoa măng cụt.
- B. Hoa vải
- C. Hoa lạc.
- D. Hoa na.
Câu 31: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?
- A. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
- B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
- C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 32: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là
- A. 250C - 300C.
- B. 150C - 200C.
- C. 350C - 400C.
- D. 300C - 350C.
Câu 33: Hiện tượng hạt được bao bọc trong quả có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
- A. Giúp các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không bị thất thoát ra ngoài.
- B. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi hạt khi chúng nảy mầm.
- C. Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 34: Thực vật có vai trò nào dưới đây ?
- A. Giữ đất, chống xói mòn.
- B. Điều hoà khí hậu.
- C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 35: Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ một loại
- A. nấm men.
- B. mốc trắng.
- C. mốc tương.
- D. mốc xanh.
Câu 36: Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?
- A. Hạt ngô.
- B. Hạt lạc.
- C. Hạt cau.
- D. Hạt lúa.
Câu 37: Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây ?
- A. Cầm máu, trị thổ huyết.
- B. Tăng cường sinh lực.
- C. Bổ máu, tăng hồng cầu.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 38: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?
- A. Sinh sản bằng bào tử.
- B. Thân có mạch dẫn.
- C. Có lá thật sự.
- D. Chưa có rễ chính thức.
Câu 39: Thành phần nào dưới đây không thể có trong cấu tạo của địa y ?
- A. Nấm.
- B. Rêu.
- C. Vi khuẩn lam.
- D. Tảo.
Câu 40: Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào ?
- A. Phát tán nhờ nước.
- B. Phát tán nhờ gió.
- C. Phát tán nhờ động vật.
- D. Tự phát tán.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 41: Hạt kín Đặc điểm của thực vật Hạt kín
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 40: Hạt trần Cây thông
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 3: Thân (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 7: Qủa và hạt (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 4: Lá (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 30: Thụ phấn
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 5: Sinh sản dinh dưỡng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 39: Quyết- cây dương xỉ
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 4: Lá (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật