Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ?
- A. Nho.
- B. Cà chua.
- C. Chanh.
- D. Xoài.
Câu 2: Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?
- A. Ghép cành.
- B. Chiết cành.
- C. Nuôi cấy mô, tế bào.
- D. Ghép cây.
Câu 3: Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn?
- A. Tràm.
- B. Mồng tơi.
- C. Lá ngón.
- D. Chuối.
Câu 4: Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng?
- A. Vi khuẩn lactic.
- B. Vi khuẩn lam.
- C. Vi khuẩn than.
- D. Vi khuẩn thương hàn.
Câu 5: Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người?
- A. Nước ngầm.
- B. Nước biển.
- C. Nước bề mặt.
- D. Nước bốc hơi.
Câu 6: Trong các nhóm thực vật ngày nay, nhóm nào có tổ chức cơ thể đơn giản nhất ?
- A. Hạt trần.
- B. Dương xỉ.
- C. Rêu.
- D. Tảo.
Câu 7: Cấu tạo của nấm rơm gồm 2 phần chính là
- A. Phần cuống nấm và phần mũ nấm.
- B. Phần sợi nấm và phần chân nấm.
- C. Phần sợi nấm và phần mũ nấm.
- D. Phần cuống nấm và phần chân nấm.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.
- B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.
- C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.
- D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.
Câu 9: Chuối hoang dại có điểm gì sai khác so với chuối trồng ?
- A. Quả nhỏ hơn
- B. Có vị chát dù khi đã chín.
- C. Có nhiều hạt.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 10: Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?
- A. Lá mồng tơi.
- B. Lá chuối.
- C. Lá khoai tây.
- D. Lá xà cừ.
Câu 11: Từ địa y, người ta có thể sản xuất ra chế phẩm nào sau đây?
- A. Rượu.
- B. Phẩm nhuộm.
- C. Nước hoa.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 12: Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây?
- A. Quả khô không nẻ.
- B. Quả khô nẻ.
- C. Quả mọng.
- D. Quả hạch.
Câu 13: Loại cây nào dưới đây không được trồng để chắn gió?
- A. Cau.
- B. Tra (nho biển).
- C. Phi lao.
- D. Thông.
Câu 14: Loại cây nào dưới đây được dùng để làm thuốc?
- A. Hoa sữa.
- B. Sâm Ngọc Linh.
- C. Thông thiên.
- D. Ngô đồng.
Câu 15: Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây?
- A. Cạnh tranh.
- B. Cộng sinh.
- C. Kí sinh.
- D. Hội sinh.
Câu 16: Trong lịch sử Trái Đất, Hạt trần xuất hiện khi
- A. khí hậu trở nên khô và lạnh.
- B. khí hậu nóng và rất ẩm.
- C. các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất.
- D. diện tích đất liền ngày một thu hẹp.
Câu 17: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
- A. Trao đổi khoáng
- B. Hô hấp
- C. Quang hợp.
- D. Thoát hơi nước
Câu 18: Vai trò của nấm men là
- A. Làm thức ăn.
- B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
- C. Sản xuất bia, rượu, làm men bột nở.
- D. Làm thuốc.
Câu 19: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?
- A. Thân mầm hoặc rễ mầm.
- B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm.
- C. Lá mầm hoặc rễ mầm.
- D. Lá mầm hoặc phôi nhũ.
Câu 20: Trong lịch sử Trái Đất, sự xuất hiện hay diệt vong của các loài thực vật có mối liên hệ mật thiết với
- A. tốc độ sinh sản của chúng.
- B. sự thay đổi của điều kiện khí hậu, địa chất.
- C. cường độ trao đổi chất và năng lượng của mỗi loài.
- D. sự tác động theo hai chiều thuận nghịch của con người.
Câu 21: Cây nào dưới đây được dùng để sản xuất chất gây nghiện?
- A. Anh túc.
- B. Chè.
- C. Ca cao.
- D. Cô-ca.
Câu 22: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh?
- A. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
- B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
- C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 23: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của thực vật đối với nguồn đất và nước?
- A. Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
- B. Làm giảm ô nhiễm môi trường.
- C. Góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán.
- D. Góp phần giữ đất, chống xói mòn.
Câu 24: Vì sao nói địa y là một sinh vật đặc biệt?
- A. Vì địa y được tạo thành do sự cộng sinh giữa tảo và nấm.
- B. Vì địa y chỉ mọc bám trên các thân cây gỗ.
- C. Vì địa có hình dạng vảy hoặc dạng cành hoặc dạng lá.
- D. Vì địa y không phải là thực vật, cũng không phải là động vật và nấm.
Câu 25: Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
- A. Đều sống chủ yếu trên cạn
- B. Đều có rễ, thân, lá thật sự
- C. Đều sinh sản bằng hạt
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 26: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
- A. Ngừng sản xuất công nghiệp.
- B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
- C. Trồng cây gây rừng.
- D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi.
Câu 27: Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
- A. Có lối sống kí sinh
- B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn
- C. Có cấu tạo tế bào.
- D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng que, dạng nòng nọc…
Câu 28: Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào?
- A. Phát tán nhờ nước.
- B. Phát tán nhờ gió.
- C. Phát tán nhờ động vật.
- D. Tự phát tán.
Câu 29: Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào bao gồm các đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất ?
- A. Ngành Hạt trần.
- B. Ngành Hạt kín.
- C. Ngành Dương xỉ.
- D. Ngành Rêu.
Câu 30: Nhóm động vật ăn thực vật là
- A. Chuột, báo, thỏ.
- B. Voi, thỏ, chim.
- C. Hổ, voi, thỏ.
- D. Chuột, chim, cáo.
Câu 31: Phát biểu sai khi nói về sự hình thành địa y từ tảo và nấm?
- A. Trong cuộc sống chung này tảo có vai trò quan trọng hơn nấm.
- B. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
- C. Mối quan hệ giữa tảo và nấm là mối quan hệ cộng sinh.
- D. Tảo sử dụng các chất diệp lục có sẵn tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cả hai.
Câu 32: Quả cây xấu hổ có hình thức phát tán tương tự quả nào dưới đây?
- A. Quả ké đầu ngựa.
- B. Quả cải.
- C. Quả chi chi.
- D. Quả đậu bắp.
Câu 33: Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất?
- A. Thân.
- B. Hoa.
- C. Tán lá.
- D. Hệ rễ.
Câu 34: Nhóm nấm có ích là
- A. Nấm mốc, nấm hương, nấm sò.
- B. Nấm than ngô, nấm rơm, nấm hương.
- C. Nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi.
- D. Nấm rơm, nấm linh chi, nấm độc đen.
Câu 35: Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt ?
- A. Trắc bách diệp.
- B. Bèo tổ ong.
- C. Rêu.
- D. Rau bợ.
Câu 36: Tại sao người ta nói “ Rừng cây như lá phổi xanh” của con người?
- A. Vì cây xanh quang hợp lấy vào khí CO2, nhả khí O2 vào không khí giúp con người hô hấp.
- B. Vì cây xanh hô hấp hút vào khí O2, nhả khí CO2 vào không khí.
- C. Nhờ lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
- D. A và C đúng.
Câu 37: Cấu tạo trong của địa y gồm
- A. Tảo và các sợi nấm.
- B. Các sợi nấm và vi khuẩn.
- C. Tảo và vi khuẩn.
- D. Tảo, các sợi nấm và vi khuẩn.
Câu 38: Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
- A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
- B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
- C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Cau 39: Ở dương xỉ, nguyên tản được hình thành trực tiếp từ
- A. bào tử.
- B. túi bào tử.
- C. giao tử.
- D. cây rêu con.
Câu 40: Ở thực vật, thụ tinh là gì?
- A. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn để tạo thành hợp tử.
- B. Là hiện tượng bầu phát triển thành quả chứa hạt.
- C. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
- D. Là sự kết hợp của hạt phấn với bầu để tạo thành quả.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 41: Hạt kín Đặc điểm của thực vật Hạt kín
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 40: Hạt trần Cây thông
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 3: Thân (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 7: Qủa và hạt (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 4: Lá (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 30: Thụ phấn
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 5: Sinh sản dinh dưỡng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 39: Quyết- cây dương xỉ
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 4: Lá (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật