Trắc nghiệm sinh học 6 chương 5: Sinh sản dinh dưỡng
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 6 chương 5: Sinh sản dinh dưỡng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cây nào dưới đây thường được trồng bằng cách chiết cành ?
- A. Tía tô
- B. Rau đay
- C. Bưởi
- D. Gấc
Câu 2: Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng gì ?
- A. Lá
- B. Rễ củ
- C. Thân củ
- D. Thân rễ
Câu 3: Chúng ta cần lưu ý điều gì khi diệt cỏ dại? Tại sao?
- A. Ngắt bỏ hết lá vì cỏ dại thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.
- B. Nhổ bỏ tận gốc vì cỏ dại thường phát tán rất nhanh nhờ quá trình sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
- C. Cắt sát gốc vì cỏ dại không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và tốc độ tăng trưởng của chúng thì cực chậm.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 4: Cây nào dưới đây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ ?
- A. Chuối
- B. Mồng tơi
- C. Xoài
- D. Cỏ tranh
Câu 5: Khi đặt một mảnh lá vào đất ẩm trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp thì lá của cây nào dưới đây có thể mọc ra những cây non ?
- A. Thuốc bỏng
- B. Trầu không
- C. Bưởi
- D. Hồng
Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ ?
- A. Cam, na
- B. Cau, mía
- C. Cỏ gấu, tre
- D. Riềng, chuối
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản sinh dưỡng ?
- A. Sinh sản bằng thân rễ
- B. Sinh sản bằng lá
- C. Sinh sản bằng hạt
- D. Sinh sản bằng rễ củ
Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : … là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- A. Ghép cành
- B. Giâm cành
- C. Chiết cành
- D. Nhân giống vô tính
Câu 9: Phương pháp nhân giống nào dưới đây sẽ cho ra cây giống mang đặc điểm di truyền của hai cá thể khác nhau ?
- A. Nhân giống vô tính
- B. Giâm cành
- C. Ghép cây
- D. Chiết cành
Câu 10: Trong các phương pháp nhân giống cây trồng dưới đây, phương pháp nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?
- A. Giâm cành
- B. Chiết cành
- C. Ghép cây
- D. Nhân giống vô tính
Câu 11: So với việc trồng cây bằng củ thì trồng cây bằng một đoạn thân/cành có lợi thế nào sau đây ?
- A. Hạn chế tối đa ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh
- B. Rút ngắn được thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây giống.
- C. Cải thiện năng suất cây trồng
- D. Giảm lượng phân bón cần cung cấp cho cây
Câu 12: Cây mía thường được trồng bằng
- A. một mảnh lá.
- B. phần ngọn.
- C. rễ củ.
- D. phần gốc.
Câu 13: Cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng
- A. rễ củ.
- B. thân rễ.
- C. thân bò.
- D. thân củ.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ
- B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ.
- C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
- D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.
Câu 15: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Khi …, chúng ta cần chọn những cành có mắt và chồi to khoẻ vì mắt và chồi được xem là các điểm sinh trưởng của cành, từ mắt có thể đâm ra các rễ giúp cành hút nước và muối khoáng, từ chồi sẽ mọc lên các mầm non, giúp cành lớn lên và phát triển thành cây con.
- A. giâm cành
- B. chiết cành
- C. ghép gốc
- D. trồng cây
Câu 16: Phương pháp chiết cành không được áp dụng đối với loại cây nào dưới đây ?
- A. Dừa
- B. Nhãn
- C. Na
- D. Ổi
Câu 17: Cây nào dưới đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên khác với những cây còn lại ?
- A. Nghệ
- B. Trúc
- C. Sắn
- D. Dong ta
Câu 18: Cây nào dưới đây không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ?
- A. Tre
- B. Gừng
- C. Cà pháo
- D. Sen
Câu 19: Sinh sản sinh dưỡng do người là:
- A. Là các hình thwusc sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được
- B. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm mục đích nhân giống cây trồng
- C. Là các hình thức như: Giâm, chiết, ghép, nhân giống vô tính
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 20: Cho các thao tác sau :
1. Lựa chọn một cành khoẻ, không bị sâu bệnh
2. Đắp bầu đất bao quanh phần thân bị lột vỏ
3. Khi bầu đất xuất hiện rễ thì cắt cành đem đi trồng
4. Lột bỏ một khoanh vỏ trên cành vừa chọn
Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự sớm muộn trong quy trình chiết cành.
- A. 1 – 2 – 4 - 3
- B. 1 – 4 – 2 - 3
- C. 1 – 2 – 3 - 4
- D. 1 – 4 – 3 – 2
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 51: Nấm
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 37: Tảo
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 45: Nguồn gốc cây trồng
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 7: Qủa và hạt (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 35: Những điều cần cho hạt nảy mầm
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 1: Tế bào thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P2)