Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào?
- A. Gió.
- B. sâu bọ.
- C. Con người.
- D. Cả A, B, C.
Câu 2: Để thu hút sâu bọ những hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì?
- A. Hoa thường có màu trắng nổi bật trong đêm khiến sâ bọ dễ nhận ra.
- B. Có mùi thơm đặc biệt kích thích sâu bọ tìm đến.
- C. Cả A và B.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Trong các nhóm quả sau đay nhóm quả nào gồm toàn quả khô?
- A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua.
- B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa.
- C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi.
- D. Quả bông, quả thìa là, quả đậu hà lan.
Câu 4: Nhóm gồm toàn những cây Hai lá mầm:
- A. Cây lúa, cây xoài, cây ngô, cây hành.
- B. Cây bưởi, cây cà chua, cây nhãn, cây cải.
- C. Cây cam, cây tỏi, cây hoa hồng, cây ngô.
- D. Cây lạc, cây ngô, cây lúa, cây tỏi.
Câu 5: Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là gì?
- A. Đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
- B. Đủ không khí.
- C. Đủ nước, nhiệt độ thích hợp.
- D. Đủ nhiệt độ.
Câu 6: Phôi của hạt gồm những bộ phận nào?
- A. Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.
- B. Vỏ hạt, lá mầm, chồi mầm, rễ mầm.
- C. Vỏ hạt, mầm, phôi, chất dự trữ.
- D. Phôi, hạt, thân mềm, lá mầm.
Câu 7: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ
- B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh.
- C. Bao phấn, hạt phấn, bầu và đầu nhuỵ
- D. Cả A, B, C sai.
Câu 8: Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:
- A. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt.
- B. Cây dừa cạn, cây tre.
- C. Cây rẻ quạt, cây xoài.
- D. Cây rẻ quạt, cây tre.
Câu 9: Cây cà chua thuộc cây Hạt kín vì :
- A. Có rễ cọc.
- B. Phôi của hạt có hai lá mầm.
- C. Có hoa, quả, hạt (nằm trong quả).
- D. Cả A, B, C đúng.
Câu 10: Đặc điểm chủ yếu phân biệt lớp 1 lấ mầm và lớp 2 lá mầm là:
- A. Cấu tạo của hạt.
- B. Số lá mầm của phôi.
- C. Cấu tạo cơ qaun sinh sản.
- D. Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng.
Câu 11: Giới thực vật chia làm các ngành nào?
- A. Các ngành: Địa y, tảo, thực vật bậc cao.
- B. Các ngành: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
- C. Các ngành: Hạt trần, hạt kín.
- D. Các ngành: Vi khuẩn, nấm, hạt trần, hạt kín.
Câu 12: Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?
- A. Phi lao.
- B. Nhài.
- C. Lúa.
- D. Ngô.
Câu 13: Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ?
- A. Tràm.
- B. Mồng tơi.
- C. Lá ngón.
- D. Chuối
Câu 14: Địa y có thể có hình dạng nào dưới đây ?
- A. Dạng búi sợi.
- B. Hình cành cây.
- C. Dạng vảy.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 15: Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch ?
- A. Khoảng trên 12 000 loài.
- B. Khoảng gần 10 000 loài.
- C. Khoảng gần 15 000 loài.
- D. Khoảng trên 20 000 loài.
Câu 16: Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất?
- A. Ghép cành
- B. Chiết cành
- C. Nuôi cấy mô, tế bào
- D. Ghép cây
Câu 17: Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ?
- A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na.
- B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước.
- C. Giang, si, vẹt, táu, lim.
- D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun.
Câu 18: Trong lịch sử Trái Đất, sự xuất hiện hay diệt vong của các loài thực vật có mối liên hệ mật thiết với
- A. Tốc độ sinh sản của chúng.
- B. Sự thay đổi của điều kiện khí hậu, địa chất.
- C. Cường độ trao đổi chất và năng lượng của mỗi loài.
- D. Sự tác động theo hai chiều thuận nghịch của con người.
Câu 19: Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây ?
1. Thân mọng nước
2. Rễ chống phát triển
3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất
4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai
- A. 1, 3, 4.
- B. 1, 2, 3.
- C. 2, 3, 4.
- D. 1, 2, 3, 4.
Câu 20: Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là
- A. phôi.
- B. hợp tử.
- C. noãn.
- D. hạt.
Câu 21: Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu ?
- A. 4.
- B. 3.
- C. 1.
- D. 2.
Câu 22: Trong địa y, các sợi nấm có vai trò gì ?
- A. Hút nước và muối khoáng.
- B. Tiết chất độc xua đuổi kẻ thù.
- C. Tổng hợp chất hữu cơ.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 23: Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp ?
- A. Họ Cúc.
- B. Họ Lúa.
- C. Họ Dừa.
- D. Họ Bầu bí.
Câu 24: Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ một loại
- A. nấm men.
- B. mốc trắng.
- C. mốc tương.
- D. mốc xanh.
Câu 25: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?
- A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng.
- B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn.
- C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước.
- D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể.
Câu 26: Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ?
- A. Chò.
- B. Lạc.
- C. Bồ kết.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 27: Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại?
- A. Tảo sừng hươu.
- B. Tảo xoắn.
- C. Tảo silic.
- D. Tảo vòng.
Câu 28: Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức:
- A. kí sinh.
- B. tự dưỡng.
- C. cộng sinh.
- D. hoại sinh.
Câu 29: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?
- A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.
- B. Thường sống quanh các gốc cây.
- C. Có màu sắc rất sặc sỡ.
- D. Có kích thước rất lớn.
Câu 30: Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống
- A. cộng sinh.
- B. hoại sinh.
- C. kí sinh.
- D. tự dưỡng.
Câu 31: Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc ?
- A. Sen.
- B. Cần sa.
- C. Mít.
- D. Dừa.
Câu 32: Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng kiểu gân lá?
- A. Gai, tía tô.
- B. Râm bụt, mây.
- C. Bèo tây, trúc.
- D. Trầu không, mía.
Câu 33: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ?
- A. Nho.
- B. Cà chua.
- C. Chanh.
- D. Xoài.
Câu 34: Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào có kích thước lớn nhất?
- A. Tảo tiểu cầu.
- B. Rau câu.
- C. Rau diếp biển.
- D. Tảo lá dẹp.
Câu 35: Ở vùng núi, hiện tượng ngập lụt xảy ra sau mưa là do nguyên nhân nào dưới đây ?
- A. Tất cả các phương án đưa ra.
- B. Mặt đất bị bê tông hoá đã làm cản trở quá trình ngấm nước từ bề mặt xuống mạch nước ngầm và làm xuất hiện hiện tượng ngập lụt.
- C. Mưa quá to khiến cho nước không thể rút kịp ở mọi nơi và gây nên hiện tượng ngập lụt.
- D. Mưa làm đất đá bị xói mòn và trôi xuống, lấp lòng sông, suối khiến nước dâng cao và không thoát kịp nên tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt.
Câu 36: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu ?
- A. Trao đổi khoáng.
- B. Hô hấp.
- C. Quang hợp.
- D. Thoát hơi nước.
Câu 37: Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
- A. Đều sống chủ yếu trên cạn.
- B. Đều có rễ, thân, lá thật sự.
- C. Đều sinh sản bằng hạt.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 38: Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước ?
- A. Rễ.
- B. Hoa.
- C. Lá.
- D. Thân.
Câu 39: Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác?
- A. Cấu tạo đơn bào
- B. Chưa có rễ chính thức
- C. Không có khả năng hút nước
- D. Thân đã có mạch dẫn
Câu 40: Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành
- A. chỉ nhị.
- B. bao phấn.
- C. ống phấn.
- D. túi phôi.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 38: Rêu Cây rêu
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 13: Cấu tạo ngoài của thân
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 39: Quyết- cây dương xỉ
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 10: Vi khuẩn-nấm-địa y
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 35: Những điều cần cho hạt nảy mầm
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ