Trắc nghiệm sinh học 6 chương 3: Thân (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 6 chương 3: Thân (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cây thân bò có đặc điểm nào sau đây ?
- A. Mềm yếu, bò lan sát mặt đất
- B. Có tua cuốn phát triển mạnh
- C. Cứng, cao, có cành
- D. Có giác mút đâm sâu vào lòng đất
Câu 2: Cây thân gỗ sẽ ngừng phát triển chiều dài thân chính nếu chúng ta
- A. không bón thúc cho cây.
- B. đốn các cành lân cận thân chính.
- C. tỉa bớt lá.
- D. cắt bỏ ngọn cây.
Câu 3: Những nhóm cây nào sau đây thân dài ra rất nhanh:
- A. Mướp, mồng tơi, bí
- B. Mướp, đậu ván, ổi
- C. Bạch đàn, nhãn, ổi
- D. Chôm chôm, đu đủ, xoài
Câu 4: Chồi nách của cây được phân chia làm 2 loại, đó là
- A. chồi hoa và chồi lá.
- B. chồi ngọn và chồi lá.
- C. chồi hoa và chồi ngọn.
- D. chồi lá và chồi thân.
Câu 5: Nhóm nào dưới đây gồm những cây thân gỗ ?
- A. Nhài, dâu tây, đậu đen, vừng.
- B. Tre, mía, mao lương, xương rồng.
- C. Chò, giáng hương, phi lao, xà cừ.
- D. Ngô, chuối, dưa chuột, bằng lăng.
Câu 6: Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ?
- A. Mô rễ
- B. Mô dẫn
- C. Mô che chở
- D. Mô phân sinh ngọn
Câu 7: Diệp lục được tìm thấy ở bộ phận nào của thân non ?
- A. Ruột
- B. Biểu bì
- C. Bó mạch
- D. Thịt vỏ
Câu 8: Vì sao khi tìm gỗ làm nhà, người ta lại lựa chọn lớp gỗ ròng thay vì gỗ dác ?
- A. Vì phần gỗ này rắn chắc, ít bị mối mọt và có độ bền cơ học cao hơn gỗ dác
- B. Vì phần gỗ này có màu sắc bắt mắt, vân đẹp hơn lớp gỗ dác
- C. Vì phần gỗ này dễ phân cắt, đục đẽo và khắc các họa tiết theo ý muốn
- D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9: Cấu tạo phần vỏ của thân non gồm:
- A. Thịt vỏ và ruột
- B. Biểu bì và thịt vỏ
- C. Biểu bì, thịt vỏ và ruột
- D. Biểu bì và ruột
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải của cây mọng nước?
- A. Trữ nước trong lá, thân và rễ
- B. Không có khả năng trữ nước trong cơ thể
- C. Cây có khả năng trữ nhiều nước
- D. Thích nghi với khí hậu và đất đai khô hạn
Câu 11: Những cây có thân mọng nước thường sống ở
- A. vùng hàn đới.
- B. vùng ôn đới.
- C. nơi khô hạn.
- D. nơi ẩm thấp.
Câu 12: Cấu tạo trụ giữa của thân non gồm:
- A. Mạch rây, mạch gỗ xếp xen kẽ và ruột
- B. Thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- C. Một vòng bó mạch (mạch rây nằm ngoài và mạch gỗ nằm trong) và biểu bì
- D. Một vòng bó mạch (mạch rây nằm ngoài và mạch gỗ nằm trong) và ruột
Câu 13: Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu ?
- A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ
- B. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ
- C. Nằm phía ngoài mạch rây
- D. Nằm bên trong mạch gỗ
Câu 14: Một cành hoa bị héo, sau khi ngâm trong nước, hoa bỗng tươi trở lại. Hiện tượng trên phản ánh vai trò của bộ phận nào đối với đời sống thực vật ?
- A. Mạch rây
- B. Mạch gỗ
- C. Ruột
- D. Nội bì
Câu 15: Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại ?
- A. Cỏ tranh
- B. Khoai tây
- C. Sen
- D. Nghệ
Câu 16: Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ?
- A. 5 loại
- B. 2 loại
- C. 3 loại
- D. 4 loại
Câu 17: Mạch gỗ có cấu tạo:
- A. Gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
- B. Gồm những tế bào sống vách mỏng, có chức năng vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
- C. Gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
- D. Gồm những tế bào sống vách mỏng, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
Câu 18: Ở thực vật, sự vận chuyển chất nào dưới đây thường diễn ra ngược chiều trọng lực ?
- A. Chất hữu cơ và muối khoáng
- B. Nước và muối khoáng
- C. Chất hữu cơ và nước
- D. Nước, chất hữu cơ và muối khoáng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 2: Rễ
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 7: Qủa và hạt (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 21: Quang hợp
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 4: Lá (P2)