Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nếu không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất vì:

  • A. Mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần khí oxy do cây xanh tạo ra
  • B. Thức ăn của động vật là cây xanh
  • C. Vì con người và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxy do cây xanh tạo ra.
  • D. Vì cây xanh làm cho không khí trong lành và mát mẻ.

Câu 2: Chồi hoa phát triển thành bộ phận nào của cây?

  • A. Ngọn cây.
  • B. Cành mang lá.
  • C. Cành mang hoa.
  • D. Thân phụ.

Câu 3: Nhóm nào sau đây là nhóm thân leo?

  • A. Thân gỗ và thân cỏ.
  • B. Thân cỏ và thân quấn.
  • C. Thân quấn và tua cuốn.
  • D. Thân quấn và thân bò.

Câu 4: Cấu tạo trong của thân non gồm:

  • A. Biểu bì, thịt vỏ và ruột.
  • B. Vỏ và trụ giữa.
  • C. Mạch rây, mạch gỗ và ruột.
  • D. Vỏ, mạch rây, mạch gỗ.

Câu 5: Cây xương rồng thuộc loại thân biến dạng:

  • A. Thân rễ.
  • B. Thân củ.
  • C. Thân mọng nước.
  • D. Thân leo.

Câu 6: Cây có thân mọng nước thường gặp ở đâu?

  • A. Nơi ngập nước.
  • B. Nơi khô hạn.
  • C.Nơi nhiều chất dinh dưỡng.
  • D. Nơi nghèo chất dinh dưỡng.

Câu 7: Cây nắp ấm thường sống ở đâu?

  • A. Nơi ngập nước.
  • B. Nơi khô hạn.
  • C. Nơi nhiều chất dinh dưỡng.
  • D. Nơi nghèo chất dinh dưỡng.

Câu 8: Nhờ đâu tế bào thịt lá có khả năng nhận ánh sáng và trao đổi khí?

  • A. Có màng mỏng, trong suốt.
  • B. Có màng mỏng, chứa nhiều lục lạp.
  • C. Có khoảng trống, chứa lục lạp.
  • D. Xếp sát nhau, có nhiều lỗ khí.

Câu 9: Chức năng của lỗ khí là

  • A. Thu nhận ánh sáng mặt trời.
  • B. Cho ánh sáng đi qua.
  • C. Hấp thụ hơi nước từ không khí.
  • D. Trao đổi khí và thoát hơi nước.

Câu 10: Nhờ đâu hơi nước từ lá thoát được ra ngoài?

  • A. Các tế bào biểu bì.
  • B. Các lỗ khí mở.
  • C. Các tế bào thịt lá.
  • D. Gân lá.

Câu 11: Miền nào làm cho rễ dài ra?

  • A. Miền trưởng thành.
  • B. Miền hút.
  • C. Miền sinh trưởng.
  • D. Miền chóp rễ.

Câu 12: Giác mút là loại rễ biến dạng đảm nhận chức năng

  • A. Lấy chất dinh dưỡng từ trong đất.
  • B. Lấy chất dinh dưỡng từ không khí.
  • C. Lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ.
  • D. Bám vào cây khác để leo lên.

Câu 13: Các loại Thân chính gồm:

  • A. Thân gỗ, thân leo, thân bò.
  • B. Thân đứng, thân leo, thân bò.
  • C. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
  • D. Thân đứng, thân leo, thân cỏ.

Câu 14: Cây thân cột có đặc điểm gì?

  • A. Mềm, yếu, thấp.
  • B. Bò lan sát mặt đất.
  • C. Cứng, cao, có cành.
  • D. Cứng, cao, không cành.

Câu 15: Thân dài ra do:

  • A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • B. Chồi ngọn.
  • C. Mô phân sinh ngọn.
  • D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Câu 16: Những cây nào khi trồng thì bấm ngọn?

  • A. Lấy hoa, quả.
  • B. Lấy sợi, gỗ.
  • C. Lấy hoa, gỗ.
  • D. Lấy sợi, hạt.

Câu 17: Những cây nào khi trồng thì tỉa cành?

  • A. Lấy hoa, quả.
  • B. Lấy sợi, hạt.
  • C. Lấy hoa, gỗ.
  • D. Lấy sợi, gỗ.

Câu 18: Trong thân non, chất hữu cơ được vận chuyển nhờ bộ phận nào?

  • A. Mạch rây.
  • B. Mạch gỗ.
  • C. Thịt vỏ.
  • D. Ruột.

Câu 19: Hằng năm thân cây to ra là nhờ:

  • A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
  • B. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
  • C. Vòng gỗ hàng năm.
  • D. Mạch gỗ và mạch rây.

Câu 20: Làm thế nào để xác định được tuổi của cây?

  • A. Dựa vào chiều cao của cây.
  • B. Dựa vào đường kính của cây.
  • C. Dựa vào vòng gỗ hàng năm.
  • D. Dựa vào dác và ròng.

Câu 21: Trong những nhóm cây sau đây những cây nào toàn cây một năm?

  • A. Cây xoài, cây bưởi, cây lạc, cây lạc.
  • B. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây bí xanh.
  • C. Cây táo, cây mít, cây đậu xanh, cây đào lộn hột.
  • D. Cây su hào, cây vải, cây cà chua, cây dưa chuột.

Câu 22: Trong những nhóm câu sau đây những nhóm cây nào toàn cây có rễ chùm?

  • A. Cây soài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
  • B. Cây bưởi, cây cà chua, cây đậu, cây hoa hồng.
  • C. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.
  • D. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô.

Câu 23: Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?

1. Lá chế tạo được chất diệp lục cho lục lạp

2. Lá nhả được khí oxi ra môi trường

3. Lá chế tạo được tinh bột nuôi cây

4. Lá lấy vào khí cacbonic

Đáp án

  • A. 1, 2.
  • B. 3, 4.
  • C. 1, 3.
  • D. 2, 4.

Câu 24: Củ nghệ thuộc loại thân biến dạng là:

  • A. Thân củ.
  • B. Rễ củ.
  • C. Thân mọng nước.
  • D. Thân rễ.

Câu 25: Cây xương rồng không có lá thì chức năng quang hợp sẽ do bộ phận nào đảm nhận

  • A. Thân, cành.
  • B. Thân, gai.
  • C. Rễ, cành.
  • D. Rễ, gai

Câu 26: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa:

  • A. Vì cây và hoa sẽ lấy hết khí oxi.
  • B. Vì cây và hoa sẽ lấy hết khí cacbonic.
  • C. Vì cây và hoa sẽ làm chật phòng.
  • D. Vì cây và hoa làm chúng ta khó ngủ.

Câu 27: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?

  • A. Để giải phóng đất chuẩn bị cho vụ sau.
  • B. Để thu được củ có nhiều chất dự trữ nhất.
  • C. Để hạn chế vi sinh vật làm hại củ.
  • D. Để thu hoạch đúng thời vụ.

Câu 28: Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành

  • A. chỉ nhị.
  • B. bao phấn.
  • C. ống phấn.
  • D. túi phôi.

Câu 29: Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?

  • A. Đậu nhuỵ có chất dính.
  • B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
  • C. Bao hoa thường tiêu giảm.
  • D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ.

Câu 30: Hoa nào dưới đây có cách xếp trên cây khác với những loài hoa còn lại ?

  • A. Hoa súng.
  • B. Hoa tra làm chiếu.
  • C. Hoa khế.
  • D. Hoa râm bụt.

Câu 31: Sinh vật nào vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động vật ?

  • A. Cây xương rồng.
  • B. Vi khuẩn lam.
  • C. Con thiêu thân.
  • D. Con tò vò.

Câu 32: chạm tay vào lá cây nào dưới đây, chúng sẽ từ từ khép lại ?

  • A. Cây khoai tây.
  • B. Cây hồ tiêu.
  • C. Cây vừng.
  • D. Cây xấu hổ.

Câu 33: Các cây: lúa, ngô, đậu, lạc từ khi nảy mầm đến khi chết đi chỉ kéo dài trong

  • A. 1 - 3 năm.
  • B. 1 - 2 tháng.
  • C. 6 - 12 tháng.
  • D. 3 – 6 tháng.

Câu 34: Kính hiển vi bao gồm 3 bộ phận chính, đó là

  • A. chân kính, ống kính và bàn kính.
  • B. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính.
  • C. thị kính, đĩa quay và vật kính.
  • D. chân kính, thị kính và bàn kính.

Câu 35: Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ?

  • A. Chất tế bào.
  • B. Vách tế bào
  • C. Nhân
  • D. Màng sinh chất

Câu 36: Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật ?

  • A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá.
  • B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng.
  • C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang.
  • D. Sự vươn cao của thân cây tre.

Câu 37: Cây thân bò có đặc điểm nào sau đây ?

  • A. Có giác mút đâm sâu vào lòng đất.
  • B. Có tua cuốn phát triển mạnh.
  • C. Cứng, cao, có cành.
  • D. Mềm yếu, bò lan sát mặt đất.

Câu 38: Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là

  • A. bảo vệ, che chở cho toàn bộ phiến lá.
  • B. tổng hợp nước và muối khoáng cho cây.
  • C. dẫn truyền các chất dinh dưỡng xuống phần dưới của cây.
  • D. chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Câu 39: Việc làm nào dưới đây giúp cho quá trình hô hấp ở rễ cây diễn ra thuận lợi hơn ?

  • A. Tưới nước.
  • B. Vun xới đất.
  • C. Bón phân.
  • D. Phủ rơm rạ.

Câu 40: Cho các thao tác sau:

1. Lựa chọn một cành khoẻ, không bị sâu bệnh.

2. Đắp bầu đất bao quanh phần thân bị lột vỏ.

3. Khi bầu đất xuất hiện rễ thì cắt cành đem đi trồng.

4. Lột bỏ một khoanh vỏ trên cành vừa chọn.

Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự sớm muộn trong quy trình chiết cành.

  • A. 1 – 2 – 4 – 3.
  • B. 1 – 2 – 3 – 4.
  • C. 1 – 4 – 2 – 3.
  • D. 1 – 4 – 3 – 2.
Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021