Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

  • A. Hạt chứa noãn.
  • B. Noãn chứa phôi.
  • C. Quả chứa hạt.
  • D. Phôi chứa hợp tử.

Câu 2: Loại tảo nào dưới đây có màu nâu ?

  • A. Rau diếp biển.
  • B. Rong mơ.
  • C. Tảo xoắn.
  • D. Tảo vòng.

Câu 3: Dựa vào đặc điểm của thịt vỏ và hạt, quả dừa được xếp cùng nhóm với

  • A. quả đậu Hà Lan.
  • B. quả hồng xiêm.
  • C. quả xà cừ.
  • D. quả mận.

Câu 4: Phát biểu không đúng khi nói về môi trò của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường?

  • A. Cân bằng lượng khí cacbonic và oxi trong không khí.
  • B. Tán lá cây làm tăng nhiệt độ môi trường trong khu vực trời nắng gắt.
  • C. Một số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh.
  • D. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 5: Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây ?

  • A. Ướp lạnh.
  • B. Sấy khô.
  • C. Ướp muối.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 6: Nhóm thực vật có ích cho con người là

  • A. Cây lúa, cây khoai, cây chè.
  • B. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa.
  • C. Cây chè, cây su hào, cây cần sa.
  • D. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá.

Câu 7: Khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành

  • A. Chỉ nhị.
  • B. Bao phấn.
  • C. Ống phấn.
  • D. Túi phôi.

Câu 8: Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?

  • A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu.
  • B. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm.
  • C. Sinh sản bằng bào tử.
  • D. Không chứa diệp lục.

Câu 9: So với tảo, rêu có đặc điểm nào ưu việt hơn ?

  • A. Có thân và lá chính thức.
  • B. Có rễ thật sự.
  • C. Thân đã có mạch dẫn.
  • D. Không phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.

Câu 10: Củ nào dưới đây thực chất là quả ?

  • A. Củ su hào.
  • B. Củ đậu.
  • C. Củ lạc.
  • D. Củ gừng.

Câu 11: Loài cây quý hiếm là

  • A. Cây tam thất, cây lúa.
  • B. Cây trắc, cây tam thất.
  • C. Cây lúa, cây tam thất, cây trắc.
  • D. Cây trắc, cây lúa.

Câu 12: Vì sao nói địa y có vai trò tiên phong mở đường ?

  • A. Vì chúng phân hủy đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.
  • B. Vì chúng có mặt ở mọi nơi trên Trái Đát và là nguồn ăn của hầu hết các loài động vật.
  • C. Vì chúng là dạng sống duy nhất có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, khởi đầu cho mọi quan hệ dinh dưỡng khác.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 13: Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?

  • A. Lá mầm.
  • B. Phôi nhũ.
  • C. Thân mầm.
  • D. Chồi mầm.

Câu 14: Điều nào sau đây là đúng với sự nảy mầm của hạt phấn?

  • A. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu.
  • B. Mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
  • C. Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
  • D. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.

Câu 15: Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 16: Trên Trái Đất, quyết cổ đại tồn tại cách đây khoảng

  • A. 250 triệu năm.
  • B. 100 triệu năm.
  • C. 50 triệu năm.
  • D. 300 triệu năm.

Câu 17: Thành phần nào dưới đây không thể có trong cấu tạo của địa y ?

  • A. Nấm.
  • B. Rêu.
  • C. Vi khuẩn lam.
  • D. Tảo.

Câu 18: Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?

  • A. Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn nạn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng.
  • B. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • C. Phát hiện và báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 19: Khả năng phân hủy xác sinh vật phản ánh hình thức dinh dưỡng nào ở vi khuẩn ?

  • A. Cộng sinh.
  • B. Hoại sinh.
  • C. Hội sinh.
  • D. Kí sinh.

Câu 20: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
  • B. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sống cho động vật.
  • C. Trong một số ít trường hợp, thực vật cũng có thể gây hại cho động vật.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Bộ phận nào của hoa tạo thành hạt?

  • A. Vỏ noãn.
  • B. Hợp tử.
  • C. Bầu nhụy.
  • D. Noãn đã thụ tinh.

Câu 22: Thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm nhờ vào

  • A. Thân cây giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa.
  • B. Tán cây cản bớt sức chảy của nước.
  • C. Hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa.
  • D. Hệ rễ và thân cây giữ đất.

Câu 23: Quả dưa hấu phát tán chủ yếu nhờ hình thức nào ?

  • A. Phát tán nhờ nước.
  • B. Phát tán nhờ động vật.
  • C. Phát tán nhờ gió.
  • D. Tự phát tán.

Câu 24: Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng

  • A. Ánh sáng mạng, gió yếu.
  • B. Nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng.
  • C. Gió mạnh, râm mát.
  • D. Ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp.

Câu 25: Đại đa số các loại quyết hiện nay đều là

  • A. cây thân cỏ.
  • B. cây thân cột.
  • C. cây thân leo.
  • D. cây thân gỗ.

Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

  • A. Hạt hoa sữa phát tán chủ yếu nhờ gió.
  • B. Hạt đậu xanh phát tán chủ yếu nhờ động vật.
  • C. Hạt thông phát tán chủ yếu nhờ nước.
  • D. Hạt bơ có khả năng tự phát tán.

Câu 27: Nấm khác tảo ở điểm nào?

  • A. Nấm đã có mạch dẫn.
  • B. Nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh.
  • C. Nấm chưa có mạch dẫn, tảo đã có mạch dẫn.
  • D. Nấm đã có rễ, thân, lá.

Câu 28: Cây Hạt kín nào dưới đây có môi trường sống khác với những cây còn lại ?

  • A. Rong đuôi chồn.
  • B. Hồ tiêu.
  • C. Bèo tây.
  • D. Bèo tấm.

Câu 29: Trong các loại hạt dưới đây, hạt nào giữ được khả năng nảy mầm lâu nhất ?

  • A. Hạt lạc.
  • B. Hạt bưởi.
  • C. Hạt sen.
  • D. Hạt vừng.

Câu 30: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản

  • A. Hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.
  • B. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
  • C. Có sự tham gia của cây bố và cây mẹ. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
  • D. Có sự tham gia của cây bố và cây mẹ.
Xem đáp án
  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021