Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm nào sau đây ?
- A. Khi chín có vị ngọt hoặc bùi.
- B. Có lông hoặc gai móc.
- C. Khi chín có mùi thơm.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?
- A. Sinh sản bằng hạt.
- B. Có hoa và quả.
- C. Thân có mạch dẫn.
- D. Sống chủ yếu ở cạn.
Câu 3: Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ?
- A. Tràm.
- B. Mồng tơi.
- C. Lá ngón.
- D. Chuối.
Câu 4: Vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây ?
- A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm.
- B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh.
- C. Có hình thái đa dạng : hình que, hình cầu, hình dấu phẩy,…
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 5: Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng kiểu gân lá?
- A. Gai, tía tô.
- B. Râm bụt, mây.
- C. Bèo tây, trúc.
- D. Trầu không, mía.
Câu 6: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
- A. ngừng sản xuất công nghiệp.
- B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
- C. trồng cây gây rừng.
- D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi.
Câu 7: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào ?
- A. Phân đôi.
- B. Nảy chồi.
- C. Tạo thành bào tử.
- D. Tiếp hợp.
Câu 8: Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết ?
- A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng.
- B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo.
- D. Hạt được gieo đúng thời vụ.
Câu 9: Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát ?
- A. Xà cừ.
- B. Xương rồng.
- C. Phi lao.
- D. Lim.
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Các cây … chủ yếu của chúng ta đều thuộc lớp Một lá mầm.
- A. Lương thực.
- B. Thực phẩm.
- C. Hoa màu.
- D. Thuốc.
Câu 11: Chọn một số hạt đậu tốt, khô cho vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không cho nước, cốc 2 đổ ngập nước còn cốc 3 lót dưới những hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc vào chỗ mát. Sau một thời gian, hạt ở cốc nào sẽ nảy mầm ?
- A. Cả ba cốc.
- B. Cốc 3.
- C. Cốc 2.
- D. Cốc 1.
Câu 12: Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây ?
- A. Cạnh tranh.
- B. Cộng sinh.
- C. Kí sinh.
- D. Hội sinh.
Câu 13: Hiện nay, các nhà khoa học đã phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ thấp đến cao theo trật tự như thế nào?
- A. Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.
- B. Ngành – Lớp – Bộ – Chi – Họ – Loài.
- C. Ngành – Bộ – Lớp – Họ – Chi – Loài.
- D. Ngành – Chi – Bộ – Họ – Lớp – Loài.
Câu 14: Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào ?
- A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.
- B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.
- C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 15: Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?
- A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu.
- B. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm.
- C. Sinh sản bằng bào tử.
- D. Không chứa diệp lục.
Câu 16: Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là
- A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.
- B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
- C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.
- D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Câu 17: Vì sao những nơi trống trải, không có thực vật sinh sống lại hay xảy ra hạn hán ?
- A. Vì không được bổ sung nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật.
- B. Vì nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật.
- C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước.
- D. Cả B và C.
Câu 18: Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp nào dưới đây ?
- A. Bị luộc chín.
- B. Vùi vào cát ẩm.
- C. Nhúng qua nước ấm.
- D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời.
Câu 19: Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ ?
- A. Nấm hương
- B. Nấm mỡ
- C. Nấm rơm
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 20: Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào bao gồm các đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất?
- A. Ngành Hạt trần.
- B. Ngành Hạt kín.
- C. Ngành Dương xỉ.
- D. Ngành Rêu.
Câu 21: Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người ?
- A. Nước ngầm.
- B. Nước biển.
- C. Nước bề mặt.
- D. Nước bốc hơi.
Câu 22: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?
- A. Nấm than.
- B. Nấm sò.
- C. Nấm men.
- D. Nấm von.
Câu 23: Trong lịch sử Trái Đất, sự xuất hiện hay diệt vong của các loài thực vật có mối liên hệ mật thiết với
- A. Tốc độ sinh sản của chúng.
- B. Sự thay đổi của điều kiện khí hậu, địa chất.
- C. Cường độ trao đổi chất và năng lượng của mỗi loài.
- D. Sự tác động theo hai chiều thuận nghịch của con người.
Câu 24: Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?
- A. Quả khô.
- B. Quả mọng.
- C. Quả thịt.
- D. Quả hạch.
Câu 25: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?
- A. Tay chân miệng
- B. Á sừng
- C. Bạch tạng
- D. Lang ben.
Câu 26: Thực vật ở cạn đầu tiên là:
- A. Tảo đa bào nguyên thủy.
- B. Quyết trần.
- C. Quyết cổ đại.
- D. Dương xỉ cổ.
Câu 27: Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?
- A. Hạt.
- B. Lông hút.
- C. Bó mạch.
- D. Chóp rễ.
Câu 28: Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc ?
- A. Sen.
- B. Cần sa.
- C. Mít.
- D. Dừa.
Câu 29: Trong các nhóm thực vật dưới đây, nhóm nào xuất hiện sau cùng?
- A. Rêu.
- B. Hạt trần.
- C. Hạt kín.
- D. Dương xỉ.
Câu 30: Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp ?
- A. Họ Cúc.
- B. Họ Lúa.
- C. Họ Dừa.
- D. Họ Bầu bí.
Câu 31: Cây nào dưới đây không sống trên cạn ?
- A. Chuối.
- B. Nong tằm.
- C. Cau.
- D. Trúc đào.
Câu 32: Loại nấm nào dưới đây thường gây hại trên cây ngô ?
- A. Nấm thông.
- B. Nấm von.
- C. Nấm than.
- D. Nấm lim.
Câu 33: Cây nào dưới đây có rễ chống ?
- A. Mắm.
- B. Đước.
- C. Ngô.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 34: Trong lịch sử Trái Đất, Hạt trần xuất hiện khi
- A. Khí hậu trở nên khô và lạnh.
- B. Khí hậu nóng và rất ẩm.
- C. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất.
- D. Diện tích đất liền ngày một thu hẹp.
Câu 35: Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?
1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
- A. 1, 2, 3, 4.
- B. 1, 2, 4.
- C. 2, 3, 4.
- D. 1, 2, 3.
Câu 36: Thành phần nào dưới đây luôn có mặt trong cấu tạo của bất kỳ loại địa y nào ?
- A. Tảo.
- B. Nấm.
- C. Vi khuẩn.
- D. Rêu.
Câu 37: Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất?
- A. Ghép cành.
- B. Chiết cành.
- C. Nuôi cấy mô, tế bào.
- D. Ghép cây.
Câu 38: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Các nhà thực vật học nước ta đã thống kê được trên … loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam.
- A. 500.
- B. 200.
- C. 300.
- D. 100.
Câu 39: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?
- A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng.
- B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn.
- C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước.
- D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể.
Câu 40: Khi nói về địa y, phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Sống được ở những nơi khô cằn.
- B. Phân bố ở cả trong nước, trên mặt đất và trong không khí
- C. Các thành phần của địa y không có mối liên hệ về mặt dinh dưỡng
- D. Không có vai trò trong việc tạo thành đất.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 2: Rễ
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 44: Sự phát triển của giới Thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 37: Tảo
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 9: Vai trò của thực vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 10: Vi khuẩn-nấm-địa y
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 34: Phát tán của quả và hạt
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 42: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm