Trắc nghiệm sinh học 6 chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 6 chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu ?
- A. Trong không bào của cánh hoa
- B. Trong bao phấn của nhị
- C. Trong noãn của nhuỵ
- D. Trong đài hoa
Câu 2: Cấu tạo của tràng gồm:
- A. Nhị và nhụy
- B. Nhiều cánh hoa
- C. Nhiều hạt phấn
- D. Nhụy và bầu
Câu 3: Trong một bông hoa đơn tính không thể xuất hiện đồng thời hai bộ phận nào sau đây?
- A. Nhị và nhụy
- B. Đài và tràng
- C. Đài và nhụy
- D. Nhị và tràng
Câu 4: Nhị hoa gồm những thành phần nào ?
- A. Bầu nhuỵ và chỉ nhị
- B. Bao phấn và noãn
- C. Bao phấn và chỉ nhị
- D. Noãn, bao phấn và chỉ nhị
Câu 5: Phần sặc sỡ nhất của các loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có tên gọi là gì ?
- A. Nhuỵ
- B. Nhị
- C. Tràng
- D. Đài
Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có hoa mọc thành cụm ?
- A. Bưởi, tra làm chiếu
- B. Râm bụt, cau
- C. Cúc, cải
- D. Sen, cam
Câu 7: Mỗi loài hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhụy?
- A. 5
- B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 8: Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?
- A. Đậu nhuỵ có chất dính
- B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
- C. Bao hoa thường tiêu giảm
- D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ
Câu 9: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây ?
- A. Hạt phấn to, có gai.
- B. Đầu nhuỵ có chất dính
- C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật
- D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 10: Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ?
- A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc
- B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc
- C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc
- D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc
Câu 11: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản:
- A. Hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng
- B. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
- C. Có sự tham gia của cây bố và cây mẹ. Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
- D. Có sự tham gia của cây bố và cây mẹ
Câu 12: Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của
- A. đầu nhuỵ.
- B. lá đài.
- C. tràng.
- D. bao phấn.
Câu 13: Quả nào dưới đây không còn vết tích của đài ?
- A. Quả
- B. Quả thị
- C. Quả cà
- D. Quả bưởi
Câu 14: Nhị và nhuỵ không tồn tại đồng thời trong một bông hoa
- A. bưởi.
- B. liễu.
- C. ổi.
- D. táo tây.
Câu 15: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ?
- A. Hoa măng cụt
- B. Hoa vải
- C. Hoa lạc
- D. Hoa na
Câu 16: Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ?
- A. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ
- B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ
- C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết
- D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 17: Bộ phận nào của hoa thường có khả năng quang hợp ?
- A. Nhuỵ
- B. Nhị
- C. Tràng
- D. Đài
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 7: Qủa và hạt (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 45: Nguồn gốc cây trồng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 34: Phát tán của quả và hạt
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 2: Rễ
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 8: Các nhóm thực vật (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 35: Những điều cần cho hạt nảy mầm